Năm 2015 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử. Ngay tháng trước,ờitiếtcóthểnónghơncảkết quả u20 nhật bản Tổ chức Khí tượng toàn cầu (WMO) cũng đã kết luận rằng, năm 2011-2015 là giai đoạn năm nóng nhất từ trước đến nay. Một phần do biến đổi khí hậu và một phần không nhỏ do diễn biến thất thường của hiện tượng El Nino.
BBC dẫn thông cáo của Met Office cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2016 có thể tăng 1,1 độ C, trên mức tiền công nghiệp. (Là mức độ của CO2 trong bầu khí quyển trước khi bắt đầu cuộc Cách mạng công nghiệp. Các mức này được ước tính là khoảng 280 phần triệu (theo thể tích). Mức độ hiện nay là khoảng 380ppm).
Tuần qua tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu toàn cầu (COP 21), hơn 195 quốc gia đã đạt được bản thỏa thuận lịch sử ràng buộc các nước cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo bản thỏa thuận này, các quốc gia sẽ đưa ra các cam kết của mình để nhằm giới hạn nhiệt độ ở mức 2 độ C, phấn đấu mục tiêu dưới mức 1,5 độ C vào cuối thế kỷ 21.
Tại hội nghị, nhóm các nước giàu cũng nhất trí đóng góp 100 tỷ USD/năm dành cho các nước đang phát triển kể từ năm 2020 để ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giống như một dự báo trước đó của các nhà khoa học, ngay cả khi COP 21 đạt được một thỏa thuận lịch sử, nhiệt độ Trái Đất vẫn có xu hướng tăng tới 3 độ C trước cuối thế kỷ này.
Dự báo của Met Office dựa trên sự kết hợp giữa các mô hình máy tính và phương pháp thống kê cho thấy, nhiệt độ trung bình toàn cầu trong 12 tháng tiếp theo có thể dao động giữa 0,72 và 0,96 độ C, nhiều khả năng sẽ đạt 0,84 độ C, trên mức trung bình từ năm 1961 - 1990.
So sánh với nhiệt độ thời tiền công nghiệp, các dự báo cho rằng nhiệt độ toàn cầu năm tới sẽ là 1,1 độ C, cao hơn giai đoạn 1850 - 1899. Đối chiếu với mục tiêu đã đặt ra tại COP 21 là 1,5 độ C, có thể thấy mức nhiệt độ trên đã tiệm cận rất gần và đáng lo ngại.
Năm ngoái theo dự báo, mức nhiệt độ toàn cầu trong năm 2015 có thể cao hơn 0,64 độ C so với trung bình. Dữ liệu quan sát từ tháng Một đến tháng Mười cho thấy, nhiệt độ trung bình toàn cầu đang đạt ở mức 0,72 độ C, cao hơn so với mức trung bình giai đoạn 1961- 1990.
Biểu đồ nhiệt độ toàn cầu trung bình so với giai đoạn 1961-1990, quan sát từ giai đoạn 1996-2014 (màu xanh dương), năm 2015 (màu vàng) và dự đoán tới năm 2016 (màu hồng tím). Nguồn WMO và Met Office.
Giáo sư Adam Scaife làm việc tại Met Office nói: "Trong năm 2014, chúng ta có mức nhiệt độ trung bình kỷ lục 0,6 độ C, năm 2015 nhiệt độ dưới danh nghĩa kỷ lục đã đạt tới 0,7 độ C. Và năm tới, chúng ta sẽ lại tiếp tục nói về mức nhiệt độ 0,8 độ C. Do đó, bạn có thể thấy sự gia tăng rất nhanh chóng trong vòng ba năm qua và trước khi hết năm 2016, chúng ta sẽ có ba năm nóng kỷ lục".
Trong khi đó, giáo sư Chris Folland, một nhà nghiên cứu khác tại Met Office cho biết: "2015 là năm nóng nhất trong lịch sử, và dự báo cho thấy năm 2016 có thể sẽ ấm lên nếu không muốn nói là ấm hơn cả".
Sự kiện chưa từng có
Các dự báo mới đây của các nhà khoa học đã tiết lộ, El Nino sẽ còn tiếp tục diễn biến thất thường và khiến mùa đông năm 2015 và mùa xuân năm 2016 trở nên ấm "dị thường". Hiện tượng này khiến cường độ gió mùa giảm tại Ấn Độ, gây suy yếu các cơn bão trên biển Đại Tây Dương và là một phần nguyên nhân gây nên các trận bão hồi đầu mùa đông ở khu vực Bắc Âu trong vài tuần qua.
Các chuyên gia tại Met Office cho biết, El Nino sẽ chính là tác nhân chính gây nên mức giá trị nhiệt độ tăng 0,2 độ vào năm tới. Bên cạnh đó, nếu hiện tượng trên kết hợp cùng với biến đổi khí hậu, những kỷ lục nhiệt độ mới có thể được thiết lập và con người sẽ chính là một trong những sinh vật phải hứng chịu thảm họa đầu tiên trên Trái Đất.
Met Office nhận định, mức tăng nhiệt độ cho năm tới có thể không diễn biến vô thời hạn như các dự báo, thậm chí có thể sẽ giảm xuống dưới mức 1 độ C trong vài năm tới. Nhưng dịch vụ này cho rằng, tín hiệu ấm dần lên có thể kết hợp theo những cách khó dự đoán trước với những dao động tự nhiên nhỏ hơn dẫn tới "những sự kiện chưa từng có".