Theềnthốngítngườibiếttrongngàlịch bóng đá anh hôm nay và ngày maio History, trước khi hoa hồng trở thành loài hoa được tặng nhiều nhất trong ngày Valentine thì người Mỹ từng tốn nhiều công sức hơn để tạo ra một bó hoa có ý nghĩa.
"Vào thế kỷ 19, một bó hoa không chỉ là một món quà Valentine thông thường, mà nó là một thông điệp được gửi gắm khéo léo qua ý nghĩa của các loài hoa", bà Elizabeth Nelson, Giáo sư Sử học tại Đại học Nevada cho biết.
Một bó hoa Valentine thế kỷ 19 bao gồm hoa keo vàng (tượng trưng cho tình yêu giấu kín), hoa thủy tiên (tượng trưng cho khát vọng được đáp lại tình cảm) và hoa tuyết điểm (tượng trưng cho hy vọng). Những người độc thân tại Mỹ gửi bó hoa này tới người trong mộng để thể hiện sự ái mộ và hy vọng thành đôi.
Cũng theo bà Nelson, nước Mỹ thế kỷ 19 không có nhiều loại hoa để lựa chọn vào tháng 2 và chúng có giá rất đắt. Tới đầu thế kỷ 20, giá cả các loại hoa mới trở nên dễ tiếp cận hơn nhờ các nhà buôn mang lại nhiều sự lựa chọn mới, đây cũng là thời điểm hoa hồng lên ngôi.
Vào thế kỷ 18 tại Anh, những câu đố thể hiện tình cảm là một trong những món quà Valentine phổ biến nhất. Câu đố này là một văn bản được chia thành nhiều phần, viết trên một tờ giấy được gấp một cách khá phức tạp.
Vì câu đố cần được mở theo thứ tự nhất định, người gửi thường đánh số ở các nếp gấp để người nhận dễ dàng đọc được chúng. Mỗi khi mở tờ giấy, một phần nội dung của văn bản sẽ hiện ra, chờ đợi ở trung tâm là thông điệp tình yêu hoàn chỉnh hoặc một món quà nhỏ.
Ngày Valentine chỉ trở nên phổ biến ở Đức sau khi Thế chiến II kết thúc, và họ đã kết hợp hình ảnh những chú lợn và bánh gừng vào lễ tình yêu của mình.
Trong suốt thời gian diễn ra lễ Valentine, hình ảnh những chú lợn được trang trí khắp nơi ở Đức, được in trên thiệp và quà tặng, và được xem là biểu tượng của sự may mắn và khát vọng yêu. Bên cạnh đó, bánh gừng hình trái tim là một món quà Valentine rất phổ biến ở Đức, những chiếc bánh này thường đi kèm một lời nhắn.
Kể từ năm 2010, chính quyền nhiều địa phương ở Philippines đã tổ chức chương trình đám cưới miễn phí cho những cặp đôi có tài chính eo hẹp nhân dịp Valentine. Trong ngày 14/2/2010, đã có 1.500 cặp đôi kết hôn trong một đám cưới tập thể ở Manila.
Ngay cả trong đại dịch Covid-19, truyền thống này vẫn được duy trì, dù quy mô đã được thu nhỏ đáng kể. Nhờ chương trình đầy ý nghĩa này, 14/2 là ngày kỷ niệm ngày cưới phổ biến nhất ở Philippines.
Tại Nhật Bản, truyền thống phụ nữ tặng chocolate cho nam giới bắt nguồn từ chiến dịch quảng cáo của một hãng bánh kẹo vào năm 1958. Theo hãng này, việc thổ lộ tình cảm với người mình thích bằng chocolate là hành động vô cùng lãng mạn.
Tới năm 1970, các cửa hàng bách hóa ở Nhật Bản khiến truyền thống này lan rộng hơn nữa thông qua nhiều hoạt động tuyên truyền.
Trên thực tế, chocolate dịp Valentine tại Nhật Bản có rất nhiều loại và mang ý nghĩa khác nhau. Loại phổ biến nhất là "Honmei choco", được các cô gái tặng cho người mình thích. "Giri choco" là loại chocolate được dùng để tặng cho đồng nghiệp nam hoặc bạn cùng lớp. "Tomo choco" là loại chocolate thể hiện tình bạn, thường được phái nữ tặng cho nhau.
Lý do Ấn Độ kêu gọi người dân ôm bò trong ngày ValentineCơ quan Phúc lợi động vật của Chính phủ Ấn Độ kêu gọi người dân coi ngày Valentine là 'Ngày ôm bò' để quảng bá các giá trị của đạo Hindu.