Ngày 1-8-1930 đãtrởthành ngày cóýnghĩa chính trị,ựhàopháthuytruyềnthốngvẻkết quả bóng đá tunisia tưtưởng, văn hóa sâu sắc. Đólàmột sựkiện lịch sửđánh dấu sựra đời, trưởng thành, ngày càng vững mạnh, khẳng định vịtríhàng đầu trong phương châm lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua lịch sử91 năm đấu tranh xây dựng vàphát triển, ngành tuyên giáo của Đảng đãcónhững tên gọi khác nhau đểphùhợp yêu cầu nhiệm vụtrong mỗi giai đoạn cách mạng, nhưng trong bất cứgiai đoạn cách mạng nào, vai tròvàđóng góp của công tác tuyên giáo luôn giữvịtríquan trọng hàng đầu trong sựlãnh đạo cách mạng của Đảng.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 Ảnh: QUỐC CHIẾN
Mốc son lịch sử
Lịch sử ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng gắn liền với quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước vào Việt Nam của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Sau Hội nghị thành lập Đảng, nhiệm vụ công tác tư tưởng của Đảng ta là tuyên truyền những văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân giác ngộ cách mạng, tin và đi theo Đảng làm cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng ta đã thành lập Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng do chính đồng chí Tổng Bí thư phụ trách. Ngày 1-8- 1930, nhân dịp kỷ niệm Ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, Ban Cổ động và Tuyên truyền đã xuất bản tài liệu mang tên “Ngày Quốc tế đỏ 1-8”. Đây là tài liệu duy nhất và sớm nhất còn lưu giữ đến nay đề rõ “Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành”. Ngay sau khi phát hành, tài liệu đã tạo được tiếng vang lớn, có sức cổ vũ mạnh mẽ quần chúng cách mạng nước ta đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Từ đó, ngày 1-8 trở thành một, đánh dấu một hoạt động rất có ý nghĩa đối với công tác tuyên giáo của Đảng.
Năm 2000, BộChính trị(khóa VIII) quyết định lấy ngày 1-8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác tưtưởng - văn hóa của Đảng. Đến năm 2007, sau khi hợp nhất Ban Tưtưởng - Văn hóa Trung ương vàBan Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban BíthưTrung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1-8 hàng năm làm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng. Trên thực tế, công tác tuyên giáo đãcótừtrước khi thành lập Đảng, từkhi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu các hoạt động truyền báchủnghĩa Mác - Lênin vàcon đường cứu nước vào Việt Nam. |
Ghi nhận và đánh giá cao sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này, năm 2000, Bộ Chính trị (khóa VIII) quyết định lấy ngày 1-8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng. Đến năm 2007, sau khi hợp nhất Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Ban Khoa giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) quyết định lấy ngày 1-8 hàng năm làm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng. Trên thực tế, công tác tuyên giáo đã có từ trước khi thành lập Đảng, từ khi Nguyễn Ái Quốc bắt đầu các hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước vào Việt Nam.
Ở Bình Dương, sau khi cùng cả nước giành được chính quyền trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, bên cạnh việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng từ tỉnh đến cơ sở, chuẩn bị cho kháng chiến, Đảng bộ tỉnh rất quan tâm và trực tiếp chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân. Ngày 10-5-1949, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được thành lập theo chỉ thị của Xứ ủy Nam bộ, là một trong 3 ban chuyên môn trực thuộc cấp ủy. Trải qua hai cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ, ngành tuyên huấn của tỉnh tự hào không những làm tròn chức năng chuyên môn là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, mà còn là những chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường. Những nỗ lực của ngành đã góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống
Tiếp nối truyền thống vẻ vang của ngành tuyên giáo 91 năm qua, ngành tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Bình Dương luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, không ngừng nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các lĩnh vực công tác tuyên giáo ngày càng chủ động, nhạy bén, sáng tạo, sát với yêu cầu của thực tiễn. Ngành tuyên giáo đã tham mưu tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Trung ương trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng tiếp tục được coi trọng và tăng cường, từng bước được đổi mới, đa dạng về nội dung và phương thức. Công tác giáo dục lịch sử, truyền thống và nghiên cứu, biên soạn lịch sử ngành, Đảng bộ địa phương được quan tâm triển khai. Chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa có chuyển biến tích cực, rõ nét, nhất là việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin xấu độc, phản bác quan điểm sai trái thù địch, xuyên tạc trên internet, mạng xã hội và tăng cường cung cấp thông tin chính thống, tổ chức đối thoại, định hướng thông tin trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm mà cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.
“Nhân dịp kỷ niệm 91 năm Ngày truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng (1.8.1930 - 1.8.2021), thay mặt Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương trân trọng kính chúc các đồng chí nguyên là cán bộ ngành tuyên giáo tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ và các đồng chí đang công tác trong ngành tuyên giáo tỉnh nhà luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công!”. |
Công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng, phát triển kinh tế - xã hội, thông tin đối ngoại, phân giới cắm mốc, biển, đảo… không ngừng đổi mới theo hướng chủ động, sáng tạo, hiệu quả; cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia. Công tác chỉ đạo, định hướng tuyên truyền trên báo chí, internet, mạng xã hội được quan tâm, từng bước tạo lập môi trường thông tin lành mạnh, tích cực. Công tác nắm bắt, điều tra dư luận xã hội từng bước được đổi mới theo hướng chủ động, sớm và sát thực tiễn hơn, nhất là trước các vấn đề phức tạp, nhạy cảm được dư luận quan tâm. Công tác chỉ đạo, định hướng hoạt động văn hóa, văn nghệ được thực hiện thường xuyên, bám sát nhiệm vụ chính trị; nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, cơ bản đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác tham mưu trên các lĩnh vực khoa giáo ngày càng chủ động, có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành tuyên giáo đã tham mưu cấp ủy triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh… Đặc biệt, trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua, hệ thống ngành tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động tham mưu cấp ủy chỉ đạo và tổ chức mặt trận thông tin, tuyên truyền công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 rộng khắp, nhất là trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, theo phương châm “RÕ - NGHIÊM - CHẮC - HIỆU QUẢ”; qua đó đã giúp nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với phương châm “chống dịch như chống giặc”, “tính mạng, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết và quan trọng nhất”; củng cố niềm tin, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm “toàn dân tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19”, góp phần quan trọng sớm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, đưa tỉnh trở lại trạng thái bình thường mới, phấn đấu thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.