Những ngày qua,ầygiáoTâymấtviệccầmbảnggiúptiềnđểmuathứcătỷ lệ keonhacai hình ảnh một thầy giáo người nước ngoài cầm tấm biển “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!” đứng tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) thu hút sự quan tâm của dư luận.
Người thầy giáo Anh này tên J.D. Ông đến Việt Nam năm 2003, làm việc ở TP.HCM trong 6 năm rồi trở về nước. Đến năm 2015, ông quay trở lại Việt Nam và làm giáo viên Tiếng Anh cho các trung tâm ngoại ngữ.
Thế nhưng, dịch bệnh khiến các trung tâm phải tạm ngừng hoạt động, trường học đóng cửa khiến thầy J. rơi vào cảnh thất nghiệp trong suốt 3 tháng.
Không có tiền để ăn, việc trở về nước cũng gần như không thể, thầy J. bỗng chốc rơi vào cảnh khốn khó khi không có đủ tiền trả tiền thuê nhà.
Trước đó, thầy J. là giáo viên của một trung tâm Tiếng Anh có văn phòng đóng trên địa bàn quận 3. Ngoài ra, thầy J. cũng tham gia giảng dạy Tiếng Anh tích hợp cho một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Lúc chưa xảy ra dịch Covid-19, mỗi tiếng đồng hồ dạy ở trường tiểu học, thầy J. nhận được 300.000 - 400.000 đồng. Nếu chăm chỉ dạy cả tuần thì số tiền thầy J. nhận được khá lớn.
Nhưng đến khi dịch bệnh xảy đến, không có tiền sinh sống nên thầy J. đã cầm tấm biển đứng xin tại đường Võ Văn Kiệt giao nhau với Nguyễn Tri Phương.
Theo vị giáo viên này, trung bình mỗi ngày ông nhận được khoảng 10 USD. Số tiền này được ông sử dụng để mua thức ăn và trang trải chi phí sinh hoạt.
Chia sẻ với Youtuber Phong Bụi, ông J. buồn rầu nói: "Tôi vứt bỏ sĩ diện của một giáo viên, cầm tấm bảng xin ăn để mong vượt qua khó khăn này. Nhưng điều tôi muốn hơn có việc làm. Không có việc làm, không có lương, tôi chỉ có thể đứng bên đường mong sự giúp đỡ từ một số người tốt bụng".
Được biết, ông J. không lập gia đình, cha mẹ ở Anh đều đã qua đời. Ông còn người em gái đã kết hôn nhưng cũng gặp khó khăn và còn phải lo cho gia đình.
Người thanh niên tìm tới nơi ông J. trọ gửi tặng 1 triệu đồng, nhưng ông J. từ chối (Ảnh: Huy Minh)
Trưa ngày 13/4, chúng tôi ra góc đường Võ Văn Kiệt giao với Nguyễn Tri Phương, nơi ông J. đứng xin tiền, để tìm nhưng không thấy. Chủ một cửa hàng bán vật liệu xây dựng nói tầm 10h sáng ông J. hay ra đứng, còn buổi chiều thì không. Liên lạc qua điện thoại, ông từ chối gặp mặt và nói sẽ không trả lời thêm nữa các câu hỏi về hoàn cảnh của mình. Ông bảo cũng không nhận thêm quà của mọi người nữa vì đã nhận đủ, và bây giờ ông sẽ tắt điện thoại.
Báo Thanh Niên thông tin sau khi đăng tải câu chuyện, J.D nhận được nhiều cuộc gọi, nhiều người liên hệ để đến dạy kèm con cháu họ. Ông bày tỏ sự cảm kích về tấm lòng của những người Việt.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tìm tới tới nơi ông J. ở trọ trong một con hẻm ở đường Võ Văn Cừ. Ban đầu, chúng tôi chỉ gặp được mấy người hàng xóm. Họ cho biết ông J. đã về khu này sống khoảng 5 năm. Khoảng chừng nửa tháng nay, ông J. mới đi xin tiền.
"Bữa đó, ông không có tiền, gặp ngoài ngõ mới mượn cô 100 nghìn. Nhưng cô vừa đi chợ về còn có 50 nghìn nên đưa ông ấy. Mấy bữa sau, ông J. trả lại tiền cho cô rồi" - cô Hằng kể.
Bác Ba thì mau mắn bảo mấy hôm trước ông J. đi mua mì với trứng về ăn, sau chỉ thấy đi mua mì không. Đến hôm xem mạng thấy đưa ảnh ông J. đứng ở Nguyễn Tri Phương mới nhận ra "ông Tây gần nhà mình".
"Trong khu này, mọi người không chơi với nhau đâu, hầu như nhà nào biết nhà đấy. Căn nhà ông J. ở trọ cũng đóng cửa suốt". Vậy nên, những người hàng xóm thân thiện này nói lúc đầu, khi ông J. chưa cầm theo tấm bảng ghi chữ mà chỉ mượn tiền những người xung quanh thì không ai biết ông này khó khăn tới mức phải ra đường đứng xin tiền.
Thương cảm ông Tây mà các bà các cô bảo "chẳng biết bao nhiêu tuổi, chỉ thấy già", nên khi có người đến khu này hỏi thông tin của ông để cho quà, các cô cho ngay địa chỉ.
Những người hàng xóm kể từ hôm qua tới giờ có khá nhiều người đến tìm ông J.. Người cho 500 nghìn đồng, người cho gói bánh, cho mì, cho thùng nước uống...
Trong lúc chúng tôi đang đứng trò chuyện, một thanh niên đi xe đến tìm ông J để cho tiền. Thấy anh này cũng không gọi điện được cho ông J., mấy người hàng xóm nhanh nhẹn ra đứng trước cổng gọi với lên hộ.
Cánh cổng đóng kín nãy giờ mở, ông J. dắt xe ra. Ông từ chối 1 triệu đồng người thanh niên đưa tặng, rồi lặng lẽ lên xe đi mất.
Đại sứ quán đã nắm thông tin
Xem câu chuyện của giáo viên này, chị Phan, ở TP.HCM cho rằng ông J. rơi vào tình cảnh như hôm nay một phần do chưa biết chi tiêu hợp lý. Nếu ông biết phân chia số tiền này hợp lý sẽ không lâm vào cảnh đường cùng khi dịch bệnh xảy không còn đồng nào.
“ Rất nhiều người nước ngoài thất nghiệp họ tới Việt Nam sinh sống dư dả với khoản trợ cấp vì chi phí thấp, không phải chịu các khoản phí thuế khác. Thu nhập của ông J. chắc hẳn là hơn họ nhưng bản tính của người tây là có từng nào xài từng đấy nên không tiết kiệm. Với số tiền thu nhập ở ông J. nếu là người Việt thì sẽ không rơi vào cảnh như vậy”- chị Phan nói.
Nhiều người thì thông cảm với ông J. Do dịch Covid-19, nhiều người lao động rơi vào cảnh tương tự như ông J. Ở lĩnh vực giáo dục việc các trường tư, trung tâm ngoại ngữ đóng cửa khiến nhiều giáo viên rơi cảnh thất nghiệp. Đặc biệt với những người không phải là nhân viên cơ hữu nên không được hưởng bất kì chính sách nào. Khi không có lương, cùng với áp lực các khoản phải chi trả thì việc phải ra đứng đường xin tiền là đương nhiên. Đây cũng là cách để họ bám trụ chờ qua dịch bệnh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/4, một nhân viên của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam cho biết phía đại sứ quán đã nắm được thông tin về trường hợp thầy giáo người Anh này.
“Bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán đã liên hệ tới công dân Anh này và đang hỗ trợ về mặt lãnh sự công dân cho ông, bao gồm nhiều đầu việc”, một nhân viên của đại sứ quán Anh cho hay.
Nhiều người bày tỏ sự đồng cảm với khó khăn mà vị giáo viên nước ngoài này gặp phải khi dịch Covid-19 bùng phát. Một nhà báo ở TP.HCM cho hay đã giới thiệu ông J. tới dạy ở một trường trực tuyến liên kết với giáo dục Mỹ và được xem xét.
Tuy nhiên, để được chấp nhận vào dạy, phía trường này sẽ kiểm tra xem ông J. có đạt các tiêu chuẩn không. Ngoài ra, trường cũng muốn lắng nghe mong muốn của vị giáo viên này bởi việc dạy được tiến hành online, và ở tuổi như ông liệu có đủ kỹ năng phù hợp để thực hiện.
Huy Minh - Huyền Anh - Thanh Hùng
Các trường đại học tuyển dụng rất nhiều giảng viên theo dạng hợp đồng có kỳ hạn. Họ chính là những người có khả năng thất nghiệp cao nhất vì đại dịch Covid-19.