Xác định việc xây dựng các mô hình là một nội dung quan trọng nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/ TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,ãHưngHòahuyệnBàuBàngNhiềumôhìnhhọctậplàmtheoBáchiệuquảnhận định qarabag đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng ủy xã Hưng Hòa đã tập trung chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình hay, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Mô hình “Gần dân, sát dân” tại xã Hưng Hòa đã góp phần chăm lo đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Về với nhân dân
Những năm qua, mô hình “Gần dân, sát dân” của xã Hưng Hòa đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong xã. Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Hưng Hòa, cho biết mô hình “Gần dân, sát dân” nhằm chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân. Mục đích của mô hình này là giúp cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, công chức phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân. Đồng thời, mô hình này cũng giúp rút ngắn khoảng cách giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân, mong muốn có thể quan tâm, chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ khó khăn, hộ nghèo, người có công...
Mô hình “Gần dân, sát dân” nhằm chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân. Mục đích của mô hình này là giúp cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, công chức phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân... (Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng) |
Theo đó, mỗi tháng ít nhất một ngày, các cán bộ phụ trách địa bàn sẽ sắp xếp để gặp gỡ nhân dân. Qua đó, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan thiết thực đến người dân; đồng thời thăm hỏi đời sống, sinh hoạt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để giải quyết kịp thời hoặc ghi nhận để báo cáo cấp trên.
Cách đây ít ngày, tổ “Gần dân, sát dân” do ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó Chủ tịch HĐND xã Hưng Hòa làm tổ trưởng đã phối hợp cùng lãnh đạo ấp 1 đến thăm hỏi 2 hộ gia đình trên địa bàn ấp. Khi tổ đến thăm gia đình ông Trịnh Duy Nhịp (ấp 1), đã nắm bắt được ông Nhịp là lao động chính duy nhất, vợ ông Nhịp thì đang điều trị bệnh thận rất tốn kém. Sau khi rời nhà ông Nhịp, tổ lại đến thăm hộ bà Lê Thị Loan, cũng ở ấp 1. Bà Loan đang mắc bệnh, con trai bà cũng mới phải mổ khối u tuyến giáp. Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh của 2 hộ gia đình, tổ “Gần dân, sát dân” đã trao đổi và ghi nhận nguyện vọng của gia đình để báo cáo Đảng ủy xã. Tổ cũng đã ân cần thăm hỏi, tặng quà, động viên chia sẻ những khó khăn với các hộ dân, định hướng cho các hộ dân về việc làm và phát triển kinh tế để giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống...
Không chỉ có gia đình ông Nhịp, bà Loan, nhiều gia đình trên địa bàn xã Hưng Hòa đã được cán bộ xã gặp gỡ, hỏi thăm và kịp thời động viên. Ông Tăng Văn Bá là hộ nghèo, ở nhà thuê, hết tuổi lao động. Ông và vợ sống dựa vào một ít tiền con cái gửi. Khi được cán bộ xã xuống thăm, ông Bá phấn khởi, chia sẻ: “Cuộc sống khó khăn thật nhưng khi được những cán bộ xã trực tiếp xuống hỏi thăm, tặng quà chúng tôi cảm thấy được quan tâm, an ủi. Đây là động lực để chúng tôi vươn lên trong cuộc sống”.
Làm đường khang trang
Về xã Hưng Hòa hôm nay, có dịp đi trên nhiều tuyến đường chính ở các ấp, ai cũng sẽ cảm nhận được sự tươi mát của những luống hoa; sự bình yên, thơ mộng với những cây hoa kiểng khoe sắc rực rỡ; được hít thở không khí trong lành bởi môi trường sạch đẹp dọc hai bên tuyến đường. “Tuyến đường văn minh” cũng là một mô hình học tập, làm theo Bác hiệu quả tại xã Hưng Hòa, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã đã tham gia thực hiện. Người dân cùng nhau dọn dẹp vệ sinh; trồng các loại cây, hoa kiểng dọc theo hai bên tuyến đường; tháo dỡ biển quảng cáo… Cây, hoa kiểng được trồng đến đâu thì ấp bàn giao lại cho hộ gia đình có đất liền kề bảo quản và chăm sóc; từ đó người dân có trách nhiệm và ý thức cao hơn.
Nói về các mô hình trong học tập, làm theo Bác, ông Tuấn cho hay: “Để thực hiện tốt các mô hình này, các hoạt động phong trào phải mang tính thống nhất, tập trung, có định hướng và đi vào chiều sâu, bảo đảm tính tuyên truyền, lan tỏa, không manh mún, dàn trải. Chúng tôi đã gắn với nhiệm vụ của từng ngành, từng đoàn thể, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên; đồng thời gắn việc thực hiện Chỉ thị 05 với phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Thời gian tới, các mô hình này sẽ tiếp tục được duy trì và đưa vào chiều sâu nhằm tạo sức lan tỏa mạnh hơn...”.
HUỲNH THỦY