Nhận định trên vừa được bà Đỗ Thanh Huyền - Chuyên viên phân tích chính sách quốc gia về quản trị và tham gia,êngiaUNDPXâydựnglòngtinlàyếutốquantrọngtrongpháttriểnChínhphủsốthứ hạng của vô địch uzbekistan UNDP Việt Nam đưa ra trong phiên hội thảo chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” được tổ chức hôm nay, ngày 21/3/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Internet Việt Nam 2019-VIF19.
Các diễn giả trao đổi tại phiên hội thảo chuyên đề “Chính phủ số cho những điều tốt đẹp” diễn ra sáng 21/3/2019. |
Đồng thuận với 2 diễn giả khác tham gia phiên hội thảo chuyên đề này là ông Kim Andreasson - Tư vấn DAKA và bà Samia Melhem - Trưởng nhóm kỹ thuật số, Ngân hàng Thế giới, chuyên gia đến từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), bà Đỗ Thanh Huyền cho rằng, tất cả những cải tiến của Chính phủ, của khu vực công cần phải nhằm phục vụ, ưu tiên công dân đầu tiên.
Theo bà Huyền, trong nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, Việt Nam đã dần đạt được những tiến bộ nhất định. Đề cập đến chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc, vị chuyên gia UNDP nêu, Việt Nam hiện đang đứng thứ 88 trong số 193 quốc gia về chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử, tuy nhiên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc vẫn ở mức thấp. Đứng từ góc độ Chính phủ số, hiện nay Việt Nam vẫn ở mức độ trung bình. So với thế giới, mức độ số hóa của chính phủ cũng như người dân Việt Nam mới chỉ ở mức trung bình.
Với những nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số của Việt Nam hiện nay, chuyên gia UNDP cho rằng: “Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng trong những năm sắp tới, Việt Nam có thể đẩy nhanh hơn quá trình số hóa, xây dựng Chính phủ điện tử cũng như là thực hiện những dịch vụ hành chính công trên mạng… Hy vọng rằng, trong khoảng 10 năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi đảng kể không chỉ về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số mà còn là việc người dân Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn vào tiến trình này. Chính phủ số, Chính phủ điện tử chỉ có thể được xây dựng với sự tham gia rộng rãi của Chính quyền và người dân”.
Cũng trong tham luận tại hội thảo, bà Huyền nhấn mạnh, Chính phủ điện tử nghĩa là phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong khu vực công một cách chính xác và đầy đủ. Cả Chính phủ và người dân đều tương tác với nhau, đều hỗ trợ nhau trong việc xây dựng Chính phủ điện tử.
Chia sẻ thông tin từ nghiên cứu, khảo sát các chỉ số xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam thời gian qua được UNDP Việt Nam thực hiện trong năm 2017, bà Huyền cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã thu được những kết quả hết sức tích cực, thực chất trong việc đánh giá tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam thời gian vừa qua.
Cụ thể, theo bà Huyền, khảo sát của UNDP thực hiện với người dân trên khắp Việt Nam cho thấy, có tới 48% những người tham gia khảo sát nói rằng họ đã được tiếp cận với Internet tại gia đình. “Đó là một tỷ lệ rất đáng kể”, bà Huyền bình luận.