Ngày 22/12,ịquyếtXunglựcrấtmạnhtácđộngđếntoànbộnềnkinhtếxãhộkết quả fa anh Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57 nhằm định hướng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết khẳng định đây là đột phá quan trọng để đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển.
Nghị quyết xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố đột phá quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội và ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ.
Đây là công cụ chính để đất nước phát triển bứt phá trong kỷ nguyên mới, đáp ứng các yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, nghị quyết nhấn mạnh cần phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân, bảo đảm sự tham gia đồng bộ, hiệu quả của các tổ chức và cá nhân trong quá trình thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Cùng với tầm nhìn đó, Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao.
Đáng chú ý, Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp giữ vai trò Trưởng Ban Chỉ đạo Trung Ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; cho thấy tầm quan trọng to lớn và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với Nghị quyết số 57.
Chiều 27/12, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh Nghị quyết 57.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trívề ý nghĩa của Nghị quyết 57, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá Nghị quyết tập trung nội dung xuyên suốt để thúc đẩy KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo ra đột phá.
"Chúng ta hiện vẫn triển khai nghị quyết song song khác như Kết luận số 69-KL/TW, Nghị quyết 20-NQ/TW, Nghị quyết số 52-NQ/TW.
Nghị quyết 57 tạo ra sự đột phá, được coi như cuộc cách mạng thay đổi nội dung, phương thức làm việc, tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo ra sự khác biệt so với những nghị quyết trước đây, một cách toàn diện", Thứ trưởng đánh giá.
Nghị quyết 57 như mũi nhọn tập trung vào điểm nghẽn, giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư cho KHCN và chuyển đổi số.
Trong xã hội còn nhiều nguồn lực chưa được giải phóng, điểm nghẽn như thể chế. Nghị quyết Bộ Chính trị thống nhất đưa ra nhận thức chung, quan điểm đổi mới để tháo gỡ điểm nghẽn".
"Ví dụ, đầu tư cho KHCN, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số là lâu dài, phải có độ trễ, rủi ro. Chúng ta chấp nhận độ trễ, chấp nhận rủi ro, đó là thay đổi lớn trong quan điểm", Thứ trưởng phân tích.
Lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ cũng đánh giá nội dung Nghị quyết 57 mang tính hành động rất cao, Nghị quyết yêu cầu cả bộ máy chính trị, xã hội, người dân phải có hành động cụ thể đối với việc đổi mới sáng tạo.
Đây là tín hiệu rất vui mừng không chỉ riêng cộng đồng các nhà khoa học, mà toàn bộ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh đất nước chuyển đổi số mạnh mẽ để vươn tới các mục tiêu đã xác định cụ thể tới năm 2030, tầm nhìn 2045 mà Nghị quyết đã nêu rất rõ.
"Tính đột phá của Nghị quyết 57 là rất cao", Thứ trưởng Bùi Thế Duy đánh giá.
Tại buổi tọa đàm "Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh" do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (ICT Press Club) tổ chức; đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyên gia và doanh nghiệp đã thảo luận, đánh giá khách quan các mục tiêu của Nghị quyết 57, coi 5G là nền tảng cốt lõi để thúc đẩy công nghiệp 4.0 và kinh tế số tại Việt Nam.
Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông đánh giá sự ra đời của Nghị quyết số 57 là sự kiện quan trọng của ngành công nghệ thông tin trong năm nay.
"Chúng ta không nói đây là cuộc đổi mới lần thứ 2, nhưng thực chất đó là biểu hiện của cuộc đổi mới lần thứ 2 mà chúng ta đã khao khát cách đây 10 -15 năm. Cuộc đổi mới lần này có tên mới là kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là một slogan rất hay", ông Mai Liêm Trực chia sẻ.
Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 50 quốc gia về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 30% GDP quốc gia, với các ngành công nghiệp chủ lực đều áp dụng công nghệ số hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Điều này đặt ra một sự đầu tư lớn mạnh hơn nữa về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: "Nghị quyết số 57, chắc chắn hạ tầng viễn thông Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ được chú trọng đầu tư, đồng bộ với tất cả các lĩnh vực khác.
Đây là chủ trương lớn cho ngành chúng ta cũng như các doanh nghiệp trong hành trình phát triển. Trong thời gian tới, ngoài việc quán triệt tới từng cơ quan, chi bộ, Đảng viên, Bộ TT&TT cũng sẽ có những kế hoạch triển khai cụ thể Nghị quyết số 57".
Nghị quyết số 57 thể hiện rõ việc tập trung tạo sự đột phá, động lực thúc đẩy công nghệ, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là xung lực rất mạnh, tác động đến toàn bộ lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó ban Công nghệ Tập đoàn VNPT bày tỏ: "Nghị quyết 57 nhắc đến việc phải phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2030. Với định hướng như vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ gia tăng mục tiêu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. VNPT hy vọng sẽ có tháo gỡ về pháp lý, chính sách, giúp nhà mạng thu hút đầu tư từ phía xã hội để phát triển hạ tầng đáp ứng tốt".
Trong Nghị quyết nêu mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2030. Điều này đang được các nhà mạng đồng loạt triển khai hợp tác nhanh chóng;
Điển hình như VNPT và MobiFone đã ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ, hỗ trợ, khai thác, dùng chung hạ tầng viễn thông. Thỏa thuận giữa hai nhà mạng này giúp chia sẻ hạ tầng đã có thử nghiệm liên quan đến 4G và sắp tới đây là 5G, sẽ gia tăng phủ sóng, có thể lên đến khoảng 50% vùng phủ của hai bên.
Ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số MobiFone cho rằng, Nghị quyết số 57 là quyết sách đúng đắn của Bộ Chính trị. Nghị quyết nêu dành 2% GDP cho nghiên cứu phát triển, 3% ngân sách quốc gia cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số; phấn đấu đưa Việt Nam trong năm 2030 vào top 3 Đông Nam Á, top 50 thế giới về năng lực cạnh tranh số.
"Cả đêm qua tôi ngồi đọc Nghị quyết số 57, thực sự thấm từng câu từng chữ", ông Huy chia sẻ tại tọa đàm.
Theo ông Nguyễn Tuấn Huy, Nghị quyết còn thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thành triển khai thành phố thông minh ở các thành phố trực thuộc trung ương, đây là một lượng công việc rất khổng lồ nhưng cũng là cơ hội để các nhà mạng triển khai 5G, nghị quyết sẽ mở đường cho các nhà mạng.
Đến nay các điều kiện để triển khai mạng 5G đã rất thuận lợi. Đặc biệt, ngày 25/12, Bộ TT&TT đã chính thức công bố chuẩn bị cho việc đấu giá băng tần 700 MHz.
Khi băng tần này được cấp cho nhà mạng, sẽ giúp các nhà mạng nâng cao vùng phủ sóng, nhất là vùng sâu vùng xa; đồng thời cũng giúp quy hoạch được 2 băng tần 900 MHz và 700 MHz; kết hợp lại cả băng tần thấp và băng tần cao sẽ phát huy hiệu quả mạng 5G, tiết kiệm nhiều chi phí.
Song song với đó, hiện các thiết bị 5G đã ở mức có thể chín muồi về tính năng và giá cả cũng đã ở mức chấp nhận được. Chính vì thế, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có hạ tầng 5G tốt phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.