Huyện Dầu Tiếng là địa bàn có nhiều tiềm năng,ìmsứcbậtchoDầuTiếlịch bóng đá anh lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, du lịch sinh thái… Trên thực tế, trong nhiều năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan, Đảng bộ, chính quyền huyện Dầu Tiếng đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm để khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là hướng đi phù hợp với điều kiện của huyện Dầu Tiếng. Ảnh: T.D
Phát triển nhưng còn khó khăn
Trong những năm gần đây, nhất là qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020, kinh tế của huyện Dầu Tiếng có nhiều chuyển biến tích cực và khá toàn diện. Đặc biệt, Dầu Tiếng là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới”. Đây là kết quả từ những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng hoàn thiện, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2015 là 36 triệu đồng, năm 2016 là 41 triệu đồng và hiện nay đạt khoảng 45,5 triệu đồng.
Kinh tế của huyện có sự phát triển liên tục, tuy nhiên tốc độ phát triển còn chậm và đến thời điểm này vẫn chưa có những bước đột phá, mặc dù một số lĩnh vực từ lâu đã được huyện xác định là “mũi nhọn, đột phá”. Có nhiều nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển kinh tế của huyện, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Thế mạnh của huyện Dầu Tiếng là sản xuất nông nghiệp với cây trồng chủ lực là cao su. Tuy nhiên, những năm qua do biến động về giá mủ sụt giảm liên tục khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó quá trình chuyển hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao diễn ra khá chậm. Lĩnh vực chăn nuôi cũng còn manh mún, mặc dù huyện đã có chủ trương kêu gọi đầu tư song đến nay vẫn chưa thu hút được những doanh nghiệp lớn mà chủ yếu phát triển theo hình thức chăn nuôi gia công, tổ hợp tác, hợp tác xã và trang trại nhỏ. Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thời gian qua huyện còn kêu gọi đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… nhưng những kết quả mang lại đến nay vẫn chưa được như mong muốn. Hiện nay, Dầu Tiếng đã xây dựng một số cụm công nghiệp để mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư. Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Chủ tịch UBND huyện, cho biết đến nay Cụm công nghiệp Thanh An đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Huyện cũng đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào Cụm công nghiệp An Lập và đang phối hợp với các đơn vị liên quan mở rộng Khu công nghiệp Bàu Bàng về phía xã Long Tân.
Chủ động “khai mở”
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng mới đây, lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành liên quan đã có nhiều ý kiến tâm huyết và đầy trách nhiệm đối với sự phát triển của Dầu Tiếng trong thời gian tới. Các ý kiến đề cập đến nhiều khía cạnh, nhiều giải pháp nhưng đều “gặp nhau” ở một điểm, đó chính là phát huy nội lực, chuẩn bị các điều kiện, nắm bắt thời cơ để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện. Ông Phạm Danh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cho rằng nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất đối với Dầu Tiếng là quỹ đất. Do vậy, huyện phải tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tích cực hơn nữa. Bên cạnh đó ông Danh cũng khuyến nghị, huyện cần xây dựng dự án đầu tư cụ thể, có như vậy các sở ngành mới biết để hỗ trợ địa phương tiếp thị đầu tư, thu hút các doanh nghiệp.
Đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng cần nghiên cứu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây là hướng đi tất yếu và rất phù hợp với điều kiện của huyện Dầu Tiếng. Trên thực tế, thời gian qua huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và kế hoạch thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2016-2021, trong đó xác định phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái là hướng ưu tiên để phát triển.
Hiện nay, huyện đang thực hiện đề án phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả kết hợp phát triển du lịch sinh thái ở xã Thanh Tuyền; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng một số cây ăn quả. Bên cạnh đó, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng (đơn vị phối hợp chặt chẽ với huyện Dầu Tiếng trong nhiều năm qua) đã có một số dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ông Lê Thanh Hưng, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Công ty, cho biết công ty đã quy hoạch 2.200 ha để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, công ty đang liên doanh với Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I để trồng 1.200 ha chuối; dự kiến đến năm 2020 sẽ có 2.200 ha sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đây cũng là một “gợi mở” cho huyện trong chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sắp tới. Song song với chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, một số ý kiến cho rằng, Dầu Tiếng cần xây dựng thêm các cụm công nghiệp với mục tiêu phát triển công nghiệp để phục vụ nông nghiệp…
Phát biểu tại cuộc họp với Ban Thường vụ Huyện ủy Dầu Tiếng mới đây, ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, nhấn mạnh: Dầu Tiếng phải xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, ít nhất là trong nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ sau. Bên cạnh đó, Bí thư Tỉnh ủy cũng yêu cầu huyện cần tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường; tập trung triển khai thực hiện kế hoạch của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18 “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trên cơ sở có kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với thực tế của địa phương, chú trọng quán triệt tạo sự thống nhất trong Đảng bộ để thực hiện việc sắp xếp bộ máy tinh giản biên chế với phương châm kiên trì, quyết liệt, mạnh dạn nhằm đạt hiệu quả cao nhất…