Dịp đầu năm cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều buổi liên hoan,ốcgiảirượucóthựcsựlàthầndượcgiảlich bóng đá tối nay lễ hội mùa xuân. Theo thói quen của người Việt, trong các bữa tiệc không thể thiếu chén rượu mừng năm mới, đầu năm.
Uống nhiều bia rượu, tình trạng say cũng là ám ảnh của không ít nam giới. Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc giải rượu được quảng cáo với tác dụng giải độc sau các chầu nhậu.
Nhiều người cho rằng chỉ cần uống thuốc giải rượu sẽ nhanh chóng giảm cơn say vì vậy vô tư uống. Thậm chí nhiều người coi đây là “bảo bối” mang theo trong mỗi cuộc nhậu.
Về vấn đề này, chia sẻ với VietNamNet, Ths.BS Nguyễn Văn Thủy - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu điều trị cai nghiện, Bệnh viện Châm cứu trung ương, phân tích, rượu khi vào cơ thể sẽ trải qua một quá trình hấp thụ và chuyển hóa.
Rượu vào cơ thể được hấp thụ hoàn toàn trực tiếp vào máu (20% ở dạ dày, 80% ở ruột non), sau đó phân tán tại các mô tế bào. Rượu sẽ chủ yếu chuyển hóa qua gan, một số ít còn lại được đào thải qua mồ hôi hay nước tiểu...
“Bắt buộc phải có thời gian để quá trình chuyển hóa diễn ra để đào thải lượng cồn trong cơ thể. Nếu lạm dụng thuốc giải rượu để làm nhanh quá trình chuyển hóa này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến gan, làm tăng men gan do thuốc giải rượu giữ lại lượng cồn trong ruột mà gan không thể lọc chất độc kịp thời”, Ths.BS Thủy cho biết.
Tương tự TS.BS Vũ Trường Khanh - Trung tâm Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai, cũng thông tin, hiện nay, trên thị trường có nhiều thuốc được quảng cáo có tác dụng giải độc rượu.
Đây thực ra là những thực phẩm chức năng, chưa có nghiên cứu nào về mặt khoa học cho thấy rằng có tác dụng giải độc rượu với cơ thể. Một số người còn truyền tai nhau về những thuốc có tác dụng giải độc bia rượu và uống bia rượu lâu say.
Có một số chất khi uống vào làm chậm quá trình hấp thu ethanol trong dạ dày vào máu nên gây cảm giác chậm say nhưng sự thực ethanol vẫn dần dần ngấm hết vào cơ thể với thời gian dài hơn và tổng lượng ethanol vào máu và chuyển hóa ở gan tạo ra acetaldehyde là không thay đổi.
Gan là cơ quan khử độc quan trọng của cơ thể và có khả năng bù trừ tốt, thường khi không còn bù được đồng nghĩa với bệnh đã ở giai đoạn muộn và việc điều trị khi đó rất khó khăn.
Vì vậy, bệnh gan gây ra do rượu bia thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, giai đoạn mà khi dừng uống bia rượu gan cũng không còn có thể hồi phục hoàn toàn.
“Chúng ta không nên uống quá nhiều vì dễ gây cảm giác nghiện hay phụ thuộc rượu cũng như bệnh tật do bia rượu gây ra”, TS.BS Khanh cho biết.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên sử dụng nước chanh để giảm say. Bởi khi còn lượng rượu trong dạ dày kết hợp với nước uống chua có thể gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có axit.
“Thay vì uống nước chanh nên cho người say dùng các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa... Khi người say rượu có biểu hiện đau đầu dữ dội, mất ý thức, tiểu đại tiện không tự chủ… cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời”, Ths.BS Thủy khuyến cáo.