TheừngbánsmartphoneGooglegiárẻchotộiphạkết quả giải nhật bảno Vice, nhiều phiên bản Google Pixel 4a đặc biệt đang được rao bán trên các trang web rao vặt. Chúng đã bị FBI cài đặt phần mềm nhắn tin Anom, nhằm thu thập dữ liệu từ những cuộc hội thoại của tội phạm.
Chiếc điện thoại với phần mềm bí mật của FBI
Khi người dùng mở khóa những chiếc Google Pixel 4a đặc biệt bằng mã PIN, nhiều ứng dụng phổ biến như Tinder, Instagram, Facebook, Netflix... đều được hiển thị trên màn hình nhưng không ứng dụng nào có thể hoạt động.
Việc đặt lại điện thoại sẽ khiến máy trở lại trạng thái ban đầu, bao gồm hình nền mới và các ứng dụng mặc định. Khi người dùng mở một ứng dụng bất kỳ, máy sẽ hiển thị màn hình đăng nhập của ứng dụng nhắn tin Anom đã được cảnh sát cài sẵn trên thiết bị.
FBI điều hành công ty điện thoại mã hóa Anom. Ảnh: Vice. |
Theo Vice, ứng dụng này được xem như một honeypot (hệ thống thông tin được xây dựng với mục đích giả dạng) của FBI. Nó được ngụy trang là phần mềm nhắn tin có mã hóa. Do vậy, tội phạm tin rằng việc giao tiếp sẽ an toàn. Thực ra, FBI có thể theo dõi tất cả dữ liệu từ cuộc hội thoại và đã phá hàng trăm vụ án nhờ ứng dụng bí mật này.
Thiết bị của FBI còn có vài tính năng và cài đặt thú vị khác. Thông thường, điện thoại Android cho phép người dùng bật hoặc tắt định vị của máy. Tuy nhiên, cài đặt này hoàn toàn bị ẩn khỏi thiết bị Anom.
Điện thoại phục vụ điều tra của FBI được kèm theo tính năng "xáo trộn mật khẩu". Các chữ số hiển thị trên màn hình nhập mã PIN sẽ bị sắp xếp ngẫu nhiên nhằm ngăn chặn các bên thứ ba có thể biết được mật mã khi nhìn thấy người dùng nhập vào.
Theo Vice, thanh trạng thái hiển thị một phím tắt dùng để xóa dữ liệu, có biểu tượng mảnh giấy đi qua máy tiêu hủy. Tính năng này cho phép người dùng cài đặt cấu hình để máy tự động xóa dữ liệu nếu để ở chế độ ngoại tuyến trong khoảng thời gian cụ thể.
Chữ số của mã PIN bị đảo lộn vị trí. Ảnh: Vice. |
Với các tính năng xóa và giao diện ẩn, thiết bị Anom trông giống những chiếc điện thoại "siêu mã hóa", được các tổ chức tội phạm sử dụng như Encrochat và Phantom Secure. Cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Mỹ, Andrew Young cho rằng điều này hoàn toàn có chủ đích, thiết bị Anom như một cái bẫy do FBI giăng ra.
Nhiều người dùng mua phải chiếc điện thoại đặc biệt
Vào tháng 6, FBI và các cơ quan thực thi pháp luật ở Australia, châu Âu đã công bố hơn 800 vụ bắt giữ, được điều tra bằng Anom trong nhiều năm. Các nhà chức trách đã thu được hơn 27 triệu tin nhắn từ 11.800 thiết bị chạy phần mềm của FBI. Theo Vice, các tổ chức tội phạm này đều dùng ứng dụng Anom để điều phối các hoạt động bất hợp pháp.
So với mục tùy chọn của smartphone Android thông thường, mẫu Pixel 4a cài phần mềm của FBI bị lược bỏ nhiều tính năng. Ảnh: Ars Technica. |
Nhiều người dùng đã vô tình mua phải chiếc điện thoại này từ một trang web rao vặt. Những chiếc Google Pixel 4a được rao với mức giá rẻ, nhưng vẫn có các tính năng chụp ảnh hiện đại của Google nên thu hút người dùng.
Theo phản hồi của nhiều người dùng, trong quá trình sử dụng, họ cảm thấy đây không phải là một chiếc điện thoại bình thường. Sau khi được tờ Vice liên hệ phỏng vấn, một số người mới phát hiện máy đã được cài đặt ứng dụng Anom "bí mật".
"Tôi thực sự hoảng sợ khi nhận ra thứ mình vừa mua là thiết bị điều tra tội phạm", một người dùng ẩn danh trả lời Vice.
Khi khởi động điện thoại, thiết bị sẽ hiển thị biểu tượng của ArcaneOS, có rất ít thông tin về hệ điều hành này trên Internet. Vì vậy, người dùng nhận đã nhận ra điều "bất thường" trên thiết bị.
Màn hình khởi động hiện biểu tượng ArcaneOS. Ảnh: XDADeveloper. |
Vice đã mua được điện thoại từ một người dùng ở Australia, khu vực thí điểm thiết bị Anom đầu tiên, trước khi mở rộng sang các nước khác. Người dùng này đã liên hệ với Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) để xin phép bán chiếc điện thoại.
Một người dùng ẩn danh khác cho biết anh ta đã mua thiết bị Anom từ một trang web rao vặt, tương tự như Craiglist. "Tôi đã mua chiếc điện thoại này qua mạng, với mức giá rất thấp. Giờ tôi đã hiểu tại sao mình mua được máy rẻ như vậy", người dùng ẩn danh cho biết.
(Theo Zing)
Nhiều băng đảng tội phạm đã dùng một ứng dụng nhắn tin được mã hóa để trao đổi thông tin, mà không hề hay biết rằng đứng sau ứng dụng này là Cục điều tra Liên bang.