Nếu các trường đại học lớn và được xếp hạng cao trên thế giới đều coi Khoa học máy tính (KH MT) là trọng tâm ở nhóm ngành Máy tính&CNTT thì Việt Nam lại chỉ coi trọng Công nghệ thông tin.
TS. Nguyễn Đình Quyền,ĐàotạongànhMáytísoi keo melbourne city giảng viên Khoa học máy tính, Trường Đại học Tân Tạo cho biết.
TS Nguyễn Đình Quyền |
Đào tạo tràn lan, chương trình rập khuôn
So với nhiều ngành khác việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chương trình đào tạo, và nhân sự của ngành này tương đối dễ thực hiện nên dẫn tới tình trạng đào tạo tràn lan. Ví dụ, với 225 cơ sở GDĐH công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2016, có đến hơn một nửa (123 trường) có tuyển sinh viên nhóm ngành này (trong số đó có đến 49/52 trường ngoài công lập). Đây là con số đáng xem xét.
Nhìn ra thế giới, các trường đại học lớn và được xếp hạng cao trên thế giới đều coi Khoa học máy tính (KH MT) là trọng tâm ở nhóm ngành MT&CNTT. KHMT là cốt lõi, hướng sinh viên tư duy giải quyết vấn đề trên máy tính. Trong số đó, nhiều trường ĐH đào tạo KHMT trên nền tảng giáo dục khai phóng (liberal arts) với việc phát triển tư duy và kỹ năng có được từ các môn khoa học cơ bản.
Còn ở Việt Nam thì khác, chúng ta hiện có các ngành như Khoa học máy tính, Truyền thông & mạng máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, và Công nghệ thông tin - theo danh mục các ngành do Bộ GD&ĐT công bố năm 2014. Nhưng tại 123 trường có đào tạo nhóm ngành MT&CNTT, có đến 117 trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin, và chỉ 24 trường có ngành Khoa học máy tính, 19 trường có ngành Kỹ thuật phần mềm, 16 trường có ngành Hệ thống thông tin, và 13 trường có ngành Truyền thông và mạng máy tính.
Như vậy, chúng ta chỉ xem Công nghệ thông tin là trọng tâm. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo ở nhiều trường ĐH Việt Nam thiết kế rập khuôn của nhau, có chăng chỉ khác cái tên!
Cập nhật theo thực tế thị trường
TS. Quyền đưa ra một số giải pháp cho ngành này tại Việt Nam. Thứ nhất, chúng ta cần có chính sách thu hút các tiến sỹ và các chuyên gia MT&CNTT Việt Nam từ nước ngoài về.
Thứ hai, cần phát triển các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo xoay quanh ngành Khoa học &Kỹ thuật máy tính tương tự như ở Mỹ, Châu Âu, hay gần nhất là Singapore theo định hướng nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, với đặc thù ở Việt Nam nếu sinh viên muốn chọn đại học định hướng ứng dụng như các ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, hay Hệ thống thông tin thì các trường phải liên kết chặt chẽ với các công ty, mời các chuyên gia từ các công ty phần mềm giảng dạy, giảm thiểu các môn học lý thuyết, tập trung các môn thực hành, và cập nhật theo thực tế thị trường.
Ngành Khoa học máy tính tại Đại học Tân Tạo
TS. Quyền cho biết, ngành KHMT tại ĐH Tân Tạo áp dụng mô hình giáo dục khai phóng của Đại học Rice Hoa Kỳ, theo đúng xu hướng phát triển của ngành này trên thế giới. Để đảm bảo chất lượng đầu ra, ĐH Tân Tạo luôn phải thực hiện theo các tiêu chí: sinh viên được học những gì? được học với ai? và được học như thế nào?
Cuối năm 2015, ngành Khoa học máy tính của Đại học Tân Tạo được Scientometrics for Vietnam xếp hạng thứ 9/15 trường đại học Việt Nam có nhiều công trình khoa học ISI nhất.
Xếp thứ 9/15 (xem thêm tại: http://scientometrics4vn.com/top-university-in-research-phan-9-phan-nganh-khoa-hoc-may-tinh-sinh-hoc-hoa-sinh/) nhưng điều đáng nói là Đại học Tân Tạo là một trường đại học tư thục mới thành lập được 5 năm trong khi các trường nằm trong top đầu đã có tuổi đời vài chục năm. Điều này cũng chứng tỏ Đại học Tân Tạo đầu tư rất mạnh cho ngành này.
ISI là viết tắt của Institute for Scientific Information - Viện Thông tin Khoa học nơi chuyên đánh giá chất lượng của các bài báo khoa học. Thuật ngữ ISI được dùng để chỉ những công trình nghiên cứu được viện công nhận. TS. Nguyễn Đình Quyền tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành Đồ họa máy tính tại Đại học Rostock, CHLB Đức, và thạc sĩ Trực quan máy tính tại Đại học Magdeburg, CHLB Đức. |