Chỉ trong 10 ngày,ắtlòngcảnhchồngbớiđấtbậtkhócômthithểvợgiữađiểmsạtlởlịch giao hữu câu lạc bộ mưa lớn dẫn đến lũ quét, sạt lở trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, nhiều người vẫn đang mất tích. Những bản làng ở Điện Biên đến nay vẫn chưa trở lại nhịp sống bình thường, khi nỗi đau mất người thân vẫn còn dai dẳng với những người ở lại.
Thôn Kể Cải, xã Mường Báng (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông. Những ngày qua, cả bản thay nhau tìm đến căn nhà nhỏ của anh Giàng A Chờ để động viên anh sớm vượt qua nỗi đau.
Cách đây 3 ngày, vợ anh là chị Chang Thị Thào trên đường đi làm nương trở về nhà thì bất ngờ bị một mảng đồi sạt lở vùi lấp, dẫn đến tử vong.
Không khí gia đình bình yên, ấm cúng của vợ chồng anh Chờ cùng 3 đứa con thơ nay chỉ còn trong quá khứ. Hiện thực càng nghiệt ngã khi trong căn nhà nhỏ, tiếng đứa bé 1 tuổi khóc đòi sữa mẹ vang lên, làm thắt lòng người chứng kiến.
Trong góc nhà, 2 đứa con lớn của anh Chờ đã đủ lớn để hiểu rằng, mẹ mình sẽ mãi mãi không về nữa...
"Ngoan con ơi, mẹ sắp về rồi", anh Chờ nghẹn giọng, dỗ dành đứa trẻ 1 tuổi được anh địu trên lưng. Biến cố đến quá bất ngờ, khiến bản thân anh và 3 đứa trẻ chưa thể chấp nhận. Anh chia sẻ, trong căn nhà này, mọi ngóc ngách đều in hình bóng người bạn đời tần tảo, gắn bó nhiều năm với anh.
Kể về ngày định mệnh 31/7 vừa qua, Giàng A Chờ nói rằng, những ngày trước đó cả bản có mưa lớn, mọi việc vẫn diễn ra bình thường khi buổi sáng anh gọi vợ dậy để đi chăm nương ruộng của gia đình.
"Vợ tôi hôm ấy nói bị mệt, nên nhắn tôi đi làm ở thửa ruộng xa, còn cô ấy sẽ làm ở thửa ruộng gần nhà hơn", anh Chờ kể lại buổi sáng định mệnh, lần cuối cùng anh được nghe giọng của vợ. Càng buồn hơn khi hai người rời khỏi nhà, 3 đứa trẻ vẫn đang say giấc, không kịp nói lời chào tạm biệt mẹ.
Đôi mắt đỏ hoe, giọng anh nghẹn lại khi nhớ lúc nhận tin về vụ sạt lở. Theo lời kể của anh Chờ, cảnh tượng lúc đó rất hỗn loạn, khi anh đến, thấy mọi người tập trung đông để bới đất. Mọi người nói vợ anh bị vùi lấp, anh lao vào dùng tay bới bùn đất.
Lúc chạm tay vào người vợ của mình là khoảnh khắc tuyệt vọng nhất của anh Giàng A Chờ. Giây phút ôm vợ trong lòng, trời Điện Biên mưa tầm tã, nước mắt của anh Chờ và bà con bản Kể Cải hòa lẫn vào mưa.
Nhớ lại sự việc đau lòng, anh Giàng A Vảng (anh trai của anh Chờ) cho biết: “Lúc ấy dân làng, họ hàng mỗi người một tay, liên tục đào bới đống đất đá để đưa thi thể em dâu tôi ra ngoài. Giây phút nhìn em trai gào khóc, bế vợ ra khỏi đống đất, thật sự ai chứng kiến cũng cảm thấy quá đau xót".
Ông Giàng A Tùng, Trưởng bản Kể Cải chia sẻ, gia đình anh Chờ và chị Thào thuộc diện hộ nghèo của xã Mường Báng. Điều kiện kinh tế gia đình đang rất khó khăn khi trông chờ vào mấy sào ruộng để nuôi 3 con nhỏ.
"Dù khó khăn nhưng vợ chồng anh Chờ chăm chỉ lao động, sống hạnh phúc và rất yêu thương nhau. Những ngày qua, người dân trong bản thay nhau đến thăm và động viên anh Chờ sớm vực dậy", ông tâm sự.
Trả lời VietNamNet, ông Nguyễn Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Mường Báng chia sẻ: Vợ chồng anh Vàng A Chờ ở địa phương luôn nỗ lực lao động để mong thoát nghèo. Theo ông Sơn, cuộc sống vốn bình yên của vợ chồng anh Chờ bị thiên tai phá vỡ, những dự định về cuộc sống sắp tới chắc chắn sẽ còn nhiều vất vả.
Bí thư Đảng ủy xã Mường Báng cho biết, ngay sau khi sự việc đau lòng xảy ra, địa phương đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho người đã khuất.
Tuy nhiên, với điều kiện của địa phương và gia đình, vẫn rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng để anh Giàng A Chờ sớm ổn định cuộc sống và nuôi dạy con cái nên người.
Chuyện chưa kể về gốc đa có hơn 130 tổ ong mật ở Điện BiênMột cây đa cổ thụ tại tỉnh Điện Biên có hơn 130 tổ ong rừng được khai thác mật đem lại nguồn lợi lớn cho cả bản.