Sau khi học xong trung học,ìsaongàycàngnhiềungườitrẻHànQuốcsốngcôlậpvớixãhộsố liệu thống kê về brighton gặp west ham anh You Seung-gyu đã tự cô lập bản thân, ẩn náu trong nhà khoảng 5 năm khi đang ở độ tuổi 20. Kể cả sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh You vẫn tiếp tục sống ẩn dật.
Cuộc sống không việc làm và tự tách mình khỏi xã hội của You kéo dài đến năm 2021. May mắn nhờ tham gia chương trình phục hồi chức năng của doanh nghiệp xã hội Nhật Bản K2 International Group tại chi nhánh Seoul, người đàn ông 30 tuổi đã dần dần tái hòa nhập cộng đồng, và đang giúp đỡ những người có chung cảnh ngộ suốt 2 năm qua.
"Nhớ lại những ngày tôi ở trong trung tâm phục hồi, Hàn Quốc lúc đó thậm chí còn thiếu dữ liệu về những người tự cô lập với xã hội hơn bây giờ nhiều, nên những người như tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia chương trình được du nhập từ Nhật Bản", anh You nói với tờ Korea Herald.
Chương trình của Nhật Bản được thiết kế để giải quyết hiện tượng cô lập xã hội cấp tính được gọi là "hikikomori", có nghĩa là "đóng cửa bản thân". Hàn Quốc cũng đang phải đối mặt với thách thức tương tự mà đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
Tính tới tháng Một năm nay, chính quyền thành phố Seoul ước tính có tới 129.000 người trong độ tuổi từ 19 - 39 vẫn sống cực kỳ tách biệt với xã hội. Họ biện minh những thách thức trong tìm việc làm, vấn đề sức khỏe tâm thần, và những khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ xã hội là nguyên nhân dẫn tới quyết định sống ẩn dật.
Con số đáng quan ngại
Trong cuộc khảo sát của chính quyền Seoul với hơn 5.500 người trong độ tuổi từ 19 – 39, số người sống cô lập khỏi xã hội chiếm 4,5% tổng số thanh niên ở Seoul. Con số này cao hơn so với Nhật Bản, vốn chỉ chiếm dưới 2% trong số những người ở độ tuổi từ 15 - 39 vào khoảng 10 năm trước.
Dữ liệu cũng cho thấy, gần 30% những người bị cô lập về mặt xã hội đã tự nhốt mình trong nhà hơn 5 năm.
Theo chính quyền thành phố, tình trạng cô lập xã hội nghiêm trọng trong giới trẻ Hàn Quốc xuất phát từ việc liên tục tiếp xúc với nền văn hóa có tính cạnh tranh khốc liệt, bắt nạt, và bạo lực gia đình, cùng nhiều yếu tố khác.
Đại dịch Covid-19 càng ngăn cản những người bị cô lập quay trở lại xã hội. Một nghiên cứu vào năm 2021 của Viện Y tế và Các vấn đề xã hội Hàn Quốc chỉ ra rằng trên lý thuyết, vấn nạn “hikikomori” có thể khiến Hàn Quốc thiệt hại 500 tỷ won (374,4 triệu USD) mỗi năm, nếu như những người cô lập không thể phục hồi để tham gia lực lượng lao động, và phụ thuộc vào các dịch vụ xã hội để sống phần đời còn lại.
Hôm 24/4, chính quyền thành phố Seoul đã cho công bố kế hoạch tìm kiếm những người bị cô lập xã hội nhằm giúp họ lấy lại sự tự tin, cũng như khuyến khích họ trở thành cố vấn hỗ trợ cho những người có cùng cảnh ngộ.
Ngoài ra, chính quyền Seoul sẽ cho thành lập 20 trung tâm hỗ trợ trên toàn thành phố để có thể giúp đỡ 5.000 cá nhân vào năm 2025.
Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon thừa nhận, “Chúng tôi mới chỉ ở giai đoạn đầu thiết lập các hệ thống, thành lập các tổ chức và chương trình giúp đỡ những người sống khép mình với xã hội bắt đầu tái hòa nhập cộng đồng. Seoul sẽ không tiếc tiền đầu tư để mang lại sự thay đổi".
Thách thức tái hòa nhập xã hội
Seoul, nơi sinh sống của 9,77 triệu người, xác định những người cô lập bản thân về thể chất hoặc tâm lý trong ít nhất 6 tháng, và không tích cực trong hoạt động tìm kiếm việc làm trong ít nhất 1 tháng sẽ bị coi là rơi vào tình trạng cô lập xã hội.
Tuy nhiên, theo định nghĩa của chính phủ Hàn Quốc, những người bị cô lập về mặt xã hội là khi họ hiếm khi rời khỏi nhà để ra ngoài tận hưởng thú vui, hoặc mua nhu yếu phẩm tại các cửa hàng tiện lợi gần đó. Số liệu của Văn phòng Điều phối Chính sách chính phủ Hàn Quốc cho thấy, nước này có 244.000 trường hợp như trên tính đến năm 2022.
Trở lại với anh You, người đang điều hành chương trình hỗ trợ những người cô lập khỏi xã hội mang tên “Not Scary Company”, cho biết “Ngay cả những chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm nhất cũng cần phải đến thăm hỏi một người bị cô lập về mặt xã hội trong nhiều tháng, hoặc thậm chí hơn một năm mới khiến họ trở nên cởi mở hơn”.
"Các chuyên gia tại những trung tâm phục hồi chức năng phải làm việc trong môi trường rất căng thẳng, do đó họ thường bị kiệt sức và bỏ việc. Nếu không có sự hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động, tất cả sự hỗ trợ quy mô lớn cả về tiền bạc lẫn nhân lực đều là vô ích", anh You nói.