Quản lý tập trung dữ liệu dân cư
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ẩntrươngbanhànhquyđịnhmứcthuphísửdụngthôngtintừCSDLQGvềdâncưfreiburg – augsburg định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo thống kê, dữ liệu của hơn 98 triệu dân cư đã được số hóa và lưu trữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư. Từ cơ sở dữ liệu quan trọng này, Bộ Công an đã cấp mã số định danh cá nhân cho 100% công dân, triển khai thu nhận hơn 60 triệu hồ sơ cấp căn cước có gắn chíp điện tử, đã in và trả hơn 50 triệu thẻ đến tay người dân... Triển khai kết nối thử nghiệm thành công với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bộ Công an đã cấp 50 triệu thẻ căn cước đã gắn chip. Ảnh: Dangcongsan
Theo đánh giá, việc hoàn thành số hóa và quản lý dữ liệu dân cư tập trung có ý nghĩa quan trọng, góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng CNTT; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân; góp phần khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chính xác trong quản lý thông tin cơ bản của công dân giữa các bộ, ngành, địa phương;
Các cơ sở dữ liệu này cũng tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp góp phần cải cách thủ tục hành chính, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng trong việc tiếp xúc với nhân dân, với doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị quốc gia bằng kỹ thuật số, quản trị thông minh.
Việc xây dựng thành công Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân đã góp phần thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công trực tuyến
Để thực hiện Đề án hiệu quả thời gian tới, Chính phủ thống nhất quan điểm chỉ đạo và yêu cầu tập trung vào một số nhiệm vụ.
Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT có vai trò nòng cốt, khẩn trương thành lập Tổ công tác để triển khai Đề án bảo đảm đồng bộ, thống nhất; xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình về thời gian, nhân lực bảo đảm thực hiện thành công Đề án gắn với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, trong đó các nhiệm vụ trọng tâm tại Đề án này là triển khai trong năm 2022. Thực hiện tổ chức sơ kết, đánh giá về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề án vào cuối năm 2022.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương đẩy mạnh việc triển khai các dịch vụ công trực tuyến, tập trung triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án để phục vụ người dân và doanh nghiệp, bảo đảm hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022; phối hợp với Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, trong đó, tích hợp thông tin thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy đăng ký xe ô tô; Giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng...
Các bộ, địa phương phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT chuẩn bị nền tảng, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành, nhất là các cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, thuế, hải quan, ngân hàng, giấy phép lái xe, bảo hiểm, y tế, giáo dục, tiếp theo là cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và chứng khoán. Những cơ quan chưa có hạ tầng CNTT hoặc hạ tầng CNTT chưa bảo đảm thì nghiên cứu, sử dụng chung hạ tầng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để bảo đảm tiết kiệm, đồng bộ, hiệu quả.
Bộ Tư pháp, Bộ LĐ, TB&XH, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ TT&TT thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, y tế, thông tin vắc xin, xét nghiệm Covid-19, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm xác thực chính xác thông tin.
Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cập nhật cơ sở dữ liệu dùng chung về người dân; xây dựng, phát triển hệ thống và cấp định danh phương tiện, động sản, bất động sản, triển khai các dịch vụ chia sẻ dữ liệu để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Ban hành quy chế mức thu phí sử dụng dữ liệu trong quý II
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, tháo gỡ hoặc đề xuất tháo gỡ vướng mắc về quy định của pháp luật để tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, tổng thể và tổ chức thực hiện hiệu quả.
Nghiên cứu ban hành Thông tư quản lý sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Nghị định của Chính phủ về quản lý, thu thập dữ liệu cá nhân. Trong đó xác định cụ thể trách nhiệm thu thập, cập nhật dữ liệu, trách nhiệm làm sạch dữ liệu và xác thực dữ liệu;
Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong việc đầu tư, xây dựng, phát triển, tích hợp, chia sẻ các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan đến dân cư phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Công an khẩn trương xây dựng Đề án thu phí gửi Bộ Tài chính để nghiên cứu, ban hành Thông tư quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoàn thành trong quý II năm 2022.
Duy Vũ
Tài khoản định danh điện tử giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính công qua mạng. Với công dân đã có căn cước gắn chip, Bộ Công an đã có phương án thuận lợi nhất cho người dân.