Chính phủ nước này đã xem xét nhiều trường hợp ứng dụng tiền mã hoá trong năm 2022,ợppháphóathanhtoánbằngtiềnđiệntửchỉlàsớmhaymuộkết quả bóng đá net.com tuy nhiên vẫn chưa đưa ra chính sách cụ thể đối với việc thanh toán tài sản kỹ thuật số.
Vào tháng 4, khung pháp lý quản lý lĩnh vực này đã được khuyến nghị xây dựng trong dự luật “Tiền tệ điện tử” do Bộ Tài chính đề xuất.
Theo cơ quan thông tấn TASS, khi được hỏi về khả năng hợp pháp việc thanh toán bằng tiền mã hoá, ông Manturov đã cho rằng: “Câu hỏi là khi nào, áp dụng thế nào và quản lý ra sao. Hiện cả ngân hàng trung ương và chính phủ đều đang tích cực xem xét vấn đề này. Nhưng ai cũng hiểu rằng đây là xu hướng của thời gian, nó sẽ được triển khai, chỉ là sớm hay muộn, ở hình thức này hay hình thức khác mà thôi”.
“Dù vậy, nó phải hợp pháp, chính xác và phù hợp với các quy tắc”, ông nói thêm.
Ngân hàng trung ương Nga (CBR) và Bộ Tài chính gần đây vẫn đang có quan điểm trái ngược đối với các quy định nhằm vào tiền điện tử. CBR ủng hộ cấm hoàn toàn trong khi Bộ lại muốn quản lý để tính thuế.
Trước đó, vào tháng 1, CBR đề xuất cấm hoàn toàn hoạt động giao dịch và đào tiền mã hoá do lo ngại “các nguy cơ về ổn định tài chính”.
Tuy nhiên, cùng với cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn, tháng trước CBR thừa nhận đã có quan điểm “hơi quá cứng rắn” và điều này có thể đã kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực này.
Elvira Nabiullina, Thống đốc CBR cho hay số lượng lớn lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga chính là động lực khiến cơ quan này thay đổi quan điểm đối với tiền mã hoá. Giờ đây, CBR sẽ nghiên cứu để đưa thị trường tài sản kỹ thuật số vào “trạng thái hoạt động”.
Vinh Ngô(Theo CoinTelegraph)