TheácnhàsảnxuấtthiếtbịchipMỹkhólòngrũbỏTrungQuốbxh c3 châu âuo Nikkei, Trung Quốc đóng góp 43% doanh số từ tháng 2 đến tháng 4 của Applied Materials, tăng 22% so với một năm trước. Trong khi đó, con số này với Lam Research là 42%, tăng 20% từ tháng 1 đến tháng 3.
Những con số nói trên dường như đi ngược lại với kế hoạch của Washington khi áp đặt các lệnh cấm xuất khẩu nhằm vào Bắc Kinh.
Năm 2022, Chính phủ Mỹ hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip – dùng trong sản xuất bán dẫn tiên tiến – với mục tiêu cản trở nỗ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, thiết bị dùng để sản xuất các sản phẩm thông thường không nằm trong danh sách hạn chế.
Tại một sự kiện ngành công nghiệp chip tổ chức tuần trước, các quan chức cấp cao Mỹ chia sẻ thành quả của một chương trình khác – Đạo luật CHIPS và Khoa học. Luật có hiệu lực từ năm 2022, đã cung cấp 52,7 tỷ USD tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất chip tại Mỹ, là động lực để các hãng sản xuất bán dẫn công bố những khoản đầu tư lớn tại đây.
Trong bài phát biểu hôm 9/7, Thứ trưởng Thương mại Mỹ Laurie Locascio liệt kê các doanh nghiệp quyết định đầu tư vào Mỹ, bao gồm Intel, Samsung và TSMC. Bà cho rằng điều đó không thể xảy ra nếu thiếu Đạo luật CHIPS và Khoa học, đồng thời tiết lộ các nhóm chuyên trách đã làm việc ngày đêm để đưa sản xuất bán dẫn về lại Mỹ.
Các nhà sản xuất thiết bị bán dẫn cũng được hưởng lợi vì các nhà máy sản xuất chip không thể thiếu những loại máy móc đó. Trong năm tài khóa 2023, doanh thu từ thị trường nội địa của Applied Materials là 15%, tăng 6% so với năm 2021.
Tuy nhiên, Nikkei nhận định, bất chấp nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng tại Mỹ, họ không thể rũ bỏ sự phụ thuộc vào Trung Quốc – thị trường hàng đầu của mình. Một quan chức giấu tên chia sẻ, nếu không bị hạn chế, tỷ lệ doanh số của Trung Quốc thậm chí còn cao hơn. Các công ty ghi nhận doanh số tăng chỉ nhờ vào việc bán các thiết bị không hiện đại.
Theo các chuyên gia, các nhà sản xuất thiết bị chip Mỹ khó lòng rời bỏ Trung Quốc, vì Trung Quốc tiếp tục mua sắm mạnh mẽ và đầu tư đáng kể vào ngành bán dẫn. Nó tạo ra nhu cầu lớn đối với các thiết bị khác nhau.
Theo báo cáo công bố ngày 9/7, tổ chức bán dẫn quốc tế SEMI ước tính doanh số thiết bị chip toàn cầu năm 2024 tăng 3,4%, trong đó, Bắc Kinh có thể chiếm hơn 30% và đóng vai trò thúc đẩy nhu cầu.
Tại sự kiện Semicon West (9-11/7) tổ chức tại San Francisco, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách năng lượng, tăng trưởng kinh tế và môi trường Jose Fernandez cho biết, họ “có quan hệ thương mại rất mạnh mẽ với Trung Quốc”. Dù Mỹ đang điều chỉnh các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu là không tách rời hai nền kinh tế.
Tỷ lệ xuất khẩu trang thiết bị không hiện đại sang Trung Quốc tăng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với Mỹ, vì nguồn cung của bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ giúp sức cho sự tăng trưởng ngành công nghiệp chip Trung Quốc. Một trong các chính sách của Bắc Kinh là thiết lập chuỗi cung ứng chip riêng, về cơ bản đối đầu với các nhà sản xuất thiết bị Mỹ trong dài hạn.
(Theo Nikkei, Global Times)