Ngày 12/11,étuổibệnhtimnguykịchnhưngbịkênhầmthuốclaophổisuốttháti le tai xiu đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã phẫu thuật cứu một trường hợp trẻ người nước ngoài có bệnh cảnh đặc biệt.
Sang Việt Nam cầu cứu nhưng định bỏ cuộc vì cạn tiền
Bệnh nhi là bé trai tên Q.N. (2 tuổi, quốc tịch Campuchia), nhập viện ngày 28/10 với bệnh cảnh thở mệt, bứt rứt. Theo lời kể của người nhà, từ 4 tháng tuổi bé đã có triệu chứng khó thở, được gia đình đưa đi nhiều cơ sở tư nhân nhưng không khỏi.
Sau đó, cha mẹ đưa bé vào một bệnh viện ở Phnom Penh (Campuchia) nhiều lần, được chẩn đoán viêm phổi, theo dõi lao phổi. Bệnh nhi uống thuốc điều trị lao liên tục trong 6 tháng, nhưng tình trạng không cải thiện.
Trong một lần tình cờ sang Việt Nam cùng gia đình, bé được một bác sĩ Việt Nam khám và nghi ngờ bệnh tim mạch, khuyên nên đến bệnh viện chuyên khoa Nhi để điều trị. Nghe vậy, cha mẹ đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng 1, khi chỉ có khoảng 3 triệu đồng trong tay.
Qua thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm tim, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi có nước tiểu đỏ (triệu chứng khi dùng thuốc trị lao phổi kéo dài), đồng thời có dị tật tim bẩm sinh nặng.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Ngô Kim Thơi, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch cho biết, bệnh nhi trên có dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim, nhưng không được chẩn đoán sớm, khiến trái tim gánh chịu hậu quả khá nặng nề.
Cụ thể, thời điểm nhập bệnh viện ở Việt Nam, các bác sĩ ghi nhận sức co giãn cơ tim của bé giảm mạnh, áp lực động mạch phổi cao. Bệnh nhi cần phải phẫu thuật khẩn, nếu không sẽ ảnh hưởng tính mạng.
Tuy nhiên, trẻ là người nước ngoài, không có bảo hiểm y tế nên chi phí ca mổ và quá trình điều trị rất lớn, dự kiến hơn 100 triệu đồng.
"Nghe phải mổ tim với số tiền lớn, gia đình xin cho bé về. Trước tình huống trên, Ban giám đốc bệnh viện đã cân nhắc và quyết định phải điều trị, với tinh thần cứu người là trên hết. Sau đó, cuộc mổ đã tức tốc được diễn ra", thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Trí Hào, Trưởng khoa Tim mạch nói.
Quá trình phẫu thuật, dù bé được gây mê sâu nhưng áp lực động mạch phổi vẫn rất cao, trái tim đập rất yếu. Ekip chuyên môn xác định từ đầu việc phải phá bỏ hoàn toàn màng ngăn nhĩ trái ở tim mới cứu được bé. Sau ca mổ thuận lợi, áp lực động mạch phổi của bệnh nhi giảm xuống thấp.
Bé được hồi sức rất kỹ, dùng các thuốc hỗ trợ tim và an thần, sau đó chuyển vào khoa Nội Tim mạch điều trị tích cực. Đến nay, từ chỗ nguy kịch, bệnh nhi dần hồi phục, thở được khí trời, ăn uống qua đường miệng bình thường, dự kiến sẽ được xuất viện trong nay mai.
Dễ bị chẩn đoán nhầm
Theo bác sĩ Hào, dị tật màng ngăn nhĩ trái ở tim rất hiếm gặp, với tỷ lệ tỷ lệ 1/1.000 trường hợp. Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ tiếp nhận một trẻ mắc bệnh này.
Đáng chú ý, trẻ dù bị dị tật ở tim nhưng sẽ có tình trạng bị ứ máu lại ở phổi, nên dễ bị chẩn đoán lầm thành bệnh ở phổi nếu người điều trị không có chuyên môn sâu về tim mạch.
Ở trường hợp này, bé N. bị chẩn đoán nhầm là lao phổi, phải uống thuốc kháng lao kéo dài, rất may chưa gặp các biến chứng khác liên quan đến việc uống sai thuốc.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ, ngay khi tiếp nhận thông tin ca bệnh có hoàn cảnh khó khăn, các nhân viên y tế đã bắt đầu hoạt động vận động, quyên góp. Đến nay bằng nhiều nỗ lực, đơn vị đã xin đủ tiền từ các nhà hảo tâm cho trường hợp bệnh nhi trên.
Cũng theo bác sĩ Khanh, hàng năm Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khá nhiều trẻ từ Campuchia sang điều trị. Có những trường hợp không thể giao tiếp, phải thuê thông dịch viên với giá cao (lên đến 100USD/ngày), khiến bệnh nhân từ chỗ có tiền ban đầu dẫn đến kiệt quệ tài chính, phải cầu cứu hoặc xin về.
Các bác sĩ khuyến cáo, triệu chứng nghi ngờ điển hình của các dị tật tim là ứ máu, biểu hiện bằng dấu hiệu như ho kéo dài, khó thở, sốt… Cha mẹ cần chú ý kỹ, sớm phát hiện sự bất thường để đưa con em đi khám, phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.