Sáng 4-1,ọpmặtkỷniệmnămNgàyTổngtuyểncửđầutiênbầuraQuốchộiViệdu don bong da hom nay Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Dương khóa XIII đã tổ chức họp mặt các thế hệ ĐBQH tỉnh Bình Dương nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6.1.1946 - 6.1.2016). Đến dự họp mặt có đồng chí Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Mai Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương khóa XIII; đồng chí Trần Văn Nam, Bí thư Tỉnh ủy cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ĐBQH tỉnh Bình Dương qua các khóa.
Phát biểu ôn lại truyền thống, ý nghĩa lịch sử 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên, bầu ra QH Việt Nam, đồng chí Huỳnh Ngọc Đáng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương khóa XIII khẳng định: Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, với sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946 đã mở ra một trang sử mới của dân tộc. 70 năm qua, QH Việt Nam đã trải qua 13 nhiệm kỳ hoạt động. Ở mỗi thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, QH đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước và nhân dân. Cùng với sự trưởng thành và phát triển của QH Việt Nam, đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Bình Dương các khóa từng bước có sự phát triển, góp phần cùng QH Việt Nam hoàn thành trọng trách của mình trong các giai đoạn lịch sử.
Đồng chí Mai Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh trao quà cho các đại diện ĐBQH tỉnh các khóa. Ảnh:Q.CHIẾN
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, để có một Chính phủ chính thức, một Nhà nước thực sự của nhân dân, vì nhân dân, Bác Hồ đề nghị với Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để nhân dân lựa chọn bầu những người có đức, có tài gánh vác công việc của nước nhà. Trong thời khắc lịch sử ấy, tuy giặc đã chiếm thị xã nhưng ta vẫn tổ chức những điểm bỏ phiếu ở Bà Lụa, Phú Văn (xã Phú Cường), ấp Chánh Thành (xã Chánh Hiệp) và nhiều địa phương khác. 3 người đắc cử với số phiếu cao nhất là ông Nguyễn Văn Tiết, ông Nguyễn Văn Lộng và ông Nguyễn Đức Nhàn. Riêng huyện Tân Uyên lúc đó là vùng giải phóng nên tiến hành bầu cử ĐBQH cùng với cả nước vào ngày 6-1-1946. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, với sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946 đã mở ra một trang sử mới của dân tộc, một hệ thống chính quyền thống nhất, hoàn toàn đầy đủ về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Trải qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung, tỉnh Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương nói riêng đều gắn liền với vận mệnh của đất nước. Điều đó càng khẳng định sự trưởng thành của QH, của ĐBQH qua các khóa, đã nêu cao vai trò, trọng trách lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và kiến quốc của QH, trong đó có vai trò, trí tuệ, sự cống hiến công sức của ĐBQH tỉnh Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương qua các thời kỳ.
Tham dự buổi họp mặt, bà Lê Thị Nam, ĐBQH khóa XI (2002- 2007) đã xúc động chia sẻ những kỷ niệm về quãng thời gian bà thực hiện vai trò “Người đại biểu nhân dân”, đồng thời bày tỏ sự phấn khởi trước những bước phát triển và ngày càng khẳng định được vai trò của QH Việt Nam. “Từ khi ra đời đến nay, với vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, QH Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”, bà Lê Thị Nam nhìn nhận, đồng thời khẳng định, kế thừa và phát huy truyền thống các vị ĐBQH các khóa trước, các vị ĐBQH khóa XI đã cố gắng nắm bắt tình hình của địa phương và trong cả nước để phản ảnh với QH; tham gia phát biểu ý kiến xây dựng các dự án luật, tham gia giám sát việc thực thi pháp luật về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chất vấn nhiều vấn đề bức xúc của cử tri về chính sách pháp luật của Nhà nước và cùng các ĐBQH quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trong những năm qua, đoàn ĐBQH tỉnh luôn gắn bó mật thiết, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc trong công tác giám sát và gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri. Đồng chí Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh Bình Dương cho biết: “…Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy các vị đại biểu rất tích cực và có tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp xúc với cử tri, do vậy số lượng cử tri tham dự các cuộc tiếp xúc với đại biểu ngày càng đông hơn. Nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc tầm vĩ mô đã được đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu, phản ánh và chất vấn tại các kỳ họp QH, được các bộ, ngành Trung ương giải trình, giải quyết kịp thời. Những ý kiến, kiến nghị của cử tri có liên quan đến địa phương được Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị kịp thời với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh để chỉ đạo các sở, ngành chức năng xem xét, giải quyết một cách nghiêm túc và cụ thể…”.
Nhìn lại 70 năm xây dựng và trưởng thành của QH Việt Nam, càng tự hào về những thành tựu rực rỡ, to lớn đã đạt được trong chiến tranh cũng như trong hòa bình xây dựng đất nước. Tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự giúp đỡ và giám sát chặt chẽ của nhân dân, QH ngày càng góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Các vị ĐBQH các khóa của tỉnh Bình Dương đã cùng tập thể QH phấn đấu không mệt mỏi trên cương vị “Người đại biểu nhân dân” để làm tròn nhiệm vụ mà nhân dân giao phó. Với truyền thống Bình Dương và ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tin rằng trong thời gian tới, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng có hiệu lực và hiệu quả, xứng đáng là người đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trong các giai đoạn cách mạng, kế thừa, phát triển Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, QH đã tiếp tục ban hành Hiến pháp năm 1980 - Hiến pháp của thời kỳ cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 1992 của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước và Hiến pháp 2013 - Hiến pháp của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đánh dấu những mốc phát triển quan trọng của cách mạng Việt Nam.