Các trường hợp này bao gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Sản xuất,ườnghợpkhôngcầnxingiấychứngnhậnđủđiềukiệsoi keo osasuna kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tuy nhiên các cơ sở trên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Các quán ăn nhỏ lẻ, quán ăn vỉa hè không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong ảnh, một quán xôi nhỏ trên phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Ảnh: Thu Hà |
Theo Nghị định 115 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nếu các cơ sở sản xuất, bán đồ ăn… không tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng.
Trong đó xử phạt 500.000 đến 1 triệu đồng đối với các trường không trang bị bàn, tủ, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Người trực tiếp chế biến thức ăn không mang găng tay, khẩu trang, cắt móng, đội mũ… sẽ bị phạt hành chính từ mức 1-3 triệu đồng.
Minh Tú