Whey protein được làm từ whey,ốinguyhiểmkhilạmdụngbộtwheymonggiảmcântăngcơkèo nhà cái k cộng là chất lỏng tách ra khỏi sữa trong quá trình tạo pho mát. Sau đó, whey được lọc, tinh chế và sấy khô thành bột whey protein, có thể được đóng gói dưới dạng bột pha, bánh ăn liền... Đây là sản phẩm được các vận động viên, người yêu thích thể dục, đặc biệt là người tập gym, người muốn giảm cân, tạo cơ...
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết về cơ bản whey protein an toàn với liều từ 25-50g/ngày (1-2 muỗng).
Một số người có thể gặp vấn đề trong việc tiêu hóa whey protein và gặp các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy do cơ thể không dung nạp lactose. Bác sĩ khuyên những người này có thể dùng whey protein cô lập hoặc loại bột protein không có nguồn gốc từ sữa.
Về bản chất, whey là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng (đạm/protein) nhưng không ít người vì "sùng bái", coi đây là "thần dược" để làm tăng cơ nên lạm dụng mà không biết mối nguy nếu dùng sai cách. Có người còn thay thế luôn khẩu phần ăn hàng ngày, giảm dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
Tiến sĩ Sơn nhấn mạnh quan điểm này hoàn toàn sai lầm, bởi ngay cả khi dùng whey protein thì vẫn chưa đủ các chất dinh dưỡng, phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng nếu không sẽ làm tăng nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng.
Chia sẻ vớiVietNamNet bên lề lễ phát động cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 2 tại Bộ Y tế ngày 6/9, GS.TS Lê Thị Hương, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Đại học Y Hà Nội, cho hay người bình thường mỗi ngày cần khoảng 1,2g protein/kg cân nặng. Mức này sẽ được nâng lên 2g với trẻ em hoặc người ốm trong quá trình bình phục.
Protein có từ cơm, thịt, cá, trứng, sữa, đậu, các sản phẩm dinh dưỡng, nếu dung nạp quá nhiều sẽ gây thừa đạm, dẫn đến bệnh gút. "Không nên tiêu thụ quá nhiều protein, nếu lạm dụng sẽ gây gánh nặng, áp lực cho thận, đào thải acid uric, dần dần gây tổn thương thận", PGS Hương chia sẻ. "Khẩu phần ăn không đảm bảo, mất cân đối sẽ dẫn tới rối loạn chuyển hóa, có thể gây ra nhiều bệnh", theo phân tích của chuyên gia.
Dù chưa có bằng chứng về việc whey protein ảnh hưởng đến thận, song các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu protein ở những người bị bệnh thận có thể làm tăng tổn thương. Do đó, nếu gặp vấn đề với thận, các chuyên gia khuyên nên thảo luận bác sĩ để được tư vấn có thể sử dụng whey protein hay không.
Tương tự, lượng protein cao có thể gây hại cho người xơ gan, vì thế người mắc bệnh gan cũng nên trao đổi bác sĩ trước khi có ý định dùng. Lý do là bởi gan giúp thải các chất độc hại trong máu như amoniac. Lượng protein cao có thể làm tăng nồng độ amoniac trong máu, có thể hại não.
Không nên giảm cân quá nhanhTại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay 10 năm gần đây, tỷ lệ thừa cân, béo phì của Việt Nam tăng gấp đôi, tập trung ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Áp lực lên hệ thống y tế sẽ không ngừng lớn hơn nếu không ứng phó với tình trạng béo phì đang gia tăng nhanh này. Điều trị béo phì cần phối hợp cả dinh dưỡng, vận động và tâm lý…
Theo GS Lê Thị Hương, giảm cân cần tiến hành từ từ giúp cơ thể dần thích nghi, dạ dày không "nổi loạn". Không thể hôm nay ăn no, mai nhịn hoàn toàn sẽ khiến cơ thể bị sốc. "Chúng tôi khuyến cáo người béo phì không nên giảm quá 5kg/tháng. Người có chỉ số BMI khoảng 30 (thừa cân, chớm béo phì độ 1) nên giảm dần dần", bà Hương nói.
Tự tính tổng năng lượng hàng ngày quy ra calo là biện pháp khoa học nhất, theo GS Hương. Một bát cơm chứa 260 calo, 1 quả chuối tiêu chứa 100 calo, 1 lạng thịt là 20g đạm protein. Mỗi người lớn bình thường cần 1,2g đạm/kg cân nặng, 30-40 calo/kg cân nặng, ví dụ người 50kg sức khỏe bình thường cần 60g đạm và 1.500-2.000 calo mỗi ngày.