TheĐứccảnhbáovềphầnmềmdiệxếp hạng bóng đá fifao Reuters, hôm 15/3, cơ quan an ninh mạng của Đức (BSI) cảnh báo người dùng đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của Kaspersky, công ty an ninh mạng đặt trụ sở tại Nga, có nguy cơ trở thành nạn nhân của cuộc tấn công mạng.
BSI cho rằng Kaspersky có thể bị Nga ép buộc hack hệ thống công nghệ thông tin của nước ngoài, hoặc các đặc vụ lén lút thâm nhập, sử dụng công nghệ của họ để tấn công mạng mà bản thân Kaspersky không hay biết.
Tuy nhiên, Kaspersky nhanh chóng lên tiếng phủ nhận, đồng thời cáo buộc khuyến nghị từ BSI mang động cơ chính trị. Kaspersky khẳng định họ là một công ty tư nhân, không có mối quan hệ với chính quyền Nga.
Cơ quan an ninh mạng Đức cảnh báo nguy cơ tấn công thông qua phần mềm của Kaspersky. Ảnh: Kaspersky. |
Thông báo của BSI xuất hiện trong thời điểm mối quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu, đặc biệt là thành viên của NATO, tiếp tục căng thẳng. Cuộc xung đột Nga – Ukraine đã bước sang ngày thứ 20 với nhiều diễn biến phức tạp.
Ngoài khuyến cáo với khách hàng đang sử dụng phần mềm, dịch vụ của Kaspersky, BSI cũng cảnh báo các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Đức đứng trước nguy cơ cao của một cuộc tấn công mạng.
Sau khi nổ ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, giới công nghệ đã nhanh chóng quay lưng với Nga. Lần lượt nhiều ông lớn như Samsung, Microsoft, Apple, Intel... tuyên bố tạm dừng bán sản phẩm tại nước này. Các dịch vụ quan trọng trên nền tảng Internet như PayPal, YouTube, Netflix cũng hạn chế hoạt động.
(Theo Zing)
Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-0847 trong Linux Kernel cho phép đối tượng tấn công có thể ghi đè lên tệp trong hình ảnh container với tài khoản người dùng chỉ có quyền đọc (read-only), từ đó có thể thực hiện leo thang đặc quyền.