Khu đất rộng 10.000 m2 của ông Đặng Văn Ngạn (tên gọi khác là Hai Ngạn),ườiđànôngchănbòcómđấtởSàiGòkết quả nữ 64 tuổi, ở cuối đường Gò Cát, phường Phú Hữu, Quận 9, TP.HCM. Hơn 30 năm qua, ngoài nuôi lợn, vịt, cá, ông Ngạn còn nuôi thêm đàn bò hơn 20 con đang trong thời kỳ nhân giống.
Ông Ngạn bên đàn bò đang trong giai đoạn nhân giống. |
5h sáng mỗi ngày, mang theo đồ ăn sáng, dụng cụ thu gom chất thải của bò, ông Ngạn đưa đàn bò đến những khu đất trống cho chúng ăn cỏ. Đến nơi, đàn bò thong dong gặm cỏ, ông tìm hàng quán ở gần uống nước, ăn sáng, hoặc tìm bóng mát ngồi nói chuyện với những người đi chăn bò cùng.
9h trưa, đàn bò đã ăn căng bụng, ông Ngạn lùa về nhà nghỉ. Đàn bò ngoan ngoãn đi phía trước, ông chạy xe máy chầm chậm phía sau quan sát. Lâu lâu, bò phóng uế, ông dừng xe dọn sạch.
“Chăn bò ở thành phố nên mình phải có ý thức”, người đàn ông sinh năm 1958 nói. Số phân bò, ông mang về ủ kín, phơi khô rồi mang bán, giá 1000 đồng/kg.
Phân bò sau khi ủ kín, phơi khô, vợ chồng ông Ngạn bán cho các nhà vườn trồng rau giá 1000 đồng/kg. |
Ông Ngạn trước đây làm biên tập viên ở một cơ quan báo chí, có chi nhánh tại TP.HCM. Tại thời điểm làm việc, ông được cấp một căn nhà ở đường Ngô Thời Nhiệm, Quận 3 làm chỗ ở. “Lúc đó, tôi đang được cân nhắc lên chức”, ông Ngạn nhớ lại.
Tuy nhiên, thấy công việc nhiều áp lực, phải thường xuyên đi công tác xa nhà, ông quyết định nghỉ. “Lúc đó, bố mẹ tôi có hơn 5.000 m2 đất nhưng bỏ không. Ông bà mất, không có ai trông coi”, ông Ngạn nói thêm về quyết định nghỉ việc ở nhà làm nông dân hơn 30 năm trước.
Hoàn tất thủ tục bàn giao công việc, trả lại căn nhà được cấp, ông Ngạn về vườn quốc đất, nhổ cỏ, phát cây dại trồng lúa, mua vịt, heo giống về nuôi. Hằng ngày, vợ đi bán hàng ở chợ cho có đồng ra đồng vào, ông ở nhà tập trung làm nông nghiệp.
Nghỉ công việc bàn giấy ở nhà dẫn bò đi chăn, nuôi heo, vịt... ông Ngạn thấy thoải mái, cuộc sống thanh bình. Ông cũng được vinh danh là nông dân tiêu biểu xuất sắc ở địa phương. |
Ông Ngạn cho biết, ban đầu, ông vừa làm, vừa tìm tòi phương pháp, học kinh nghiệm nên năng suất chỉ vừa đủ vốn, cũng có khi bị lỗ. Nhưng ông không nản chí. Ông tự đọc tài liệu, các phương pháp trồng lúa, chăn nuôi như thế nào cho năng suất rồi áp dụng.
Nhà đã trồng sẵn lúa, rau... trong vườn, ngoài ruộng ông sử dụng để nuôi vịt, heo mọi. Ông cũng tranh thủ thời gian rảnh, đến các quán ăn lấy thức ăn thừa về cho heo, vịt. Riêng bò, những năm trước, phường Phú Hữu chủ yếu là đất trống, đồng ruộng nên cỏ nhiều, ông Ngạn chỉ đi cắt một lúc là đủ cỏ cho bò ăn cả ngày. "Mấy năm nay, nhà cửa mọc lên nhiều, tôi mới phải đi chăn bò", ông Ngạn nói.
Để đảm bảo vệ sinh, mùi hôi không lây lan, vợ chồng ông Ngạn thường xuyên dọn sạch chuồng, ủ phân kỹ thuật. |
Ông Ngạn cho biết, trước đây, mỗi năm, vợ chồng ông thu 300 triệu đồng từ việc nuôi heo mọi, 200 triệu đồng từ nuôi vịt. Số tiền lời, vợ chồng ông dùng mua thêm đất, mở rộng việc chăn nuôi. Hiện, tổng diện tích đất của vợ chồng ông là 10.000m2. Khu đất này, ngoài chăn nuôi, ông Ngạn còn cho các thương lái bán than thuê mặt bằng làm nơi chứa than.
Vợ ông Ngạn trước đây bán rau củ ở chợ. Mấy năm nay, bà ở nhà phụ chồng chăn nuôi. |
Khoảng hai năm nay, do dịch tả lợn châu Phi lan rộng, ông Ngạn phải ngưng việc nuôi heo mọi lại để đảm bảo an toàn về sức khỏe cũng như tránh thua lỗ. Ông cũng ngưng việc trồng lúa vì đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, năng suất không cao.Thay vào đó, ông đổi sang mô hình đào ao nuôi cá, mua thêm bò giống về nuôi. Hiện, mỗi năm, ông thu được hơn 200 triệu đồng từ việc nuôi bò và bán phân bò, khoảng hơn 100 triệu đồng tiền nuôi cá.
Ông Ngạn cho biết, ông đang xin phép chính quyền địa phương để xây dựng chuồng trại nuôi bò khép kín theo mô hình VietGAP - nuôi bò giết thịt. "Con trai tôi đang đi học kinh nghiệm nuôi bò theo mô hình này. Chờ có quyết định của chính quyền, cha con tôi sẽ bắt tay vào làm", ông hào hứng kể.
Vườn nho 50 gốc, trĩu quả ở Bến Tre đang tạo nên cơn sốt, thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan, chụp ảnh, sở hữu cho mình bộ ảnh đẹp lung linh tại vườn nho này.