Trước bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,úcđẩymạnhmẽchuyểnđổisốtrongdoanhnghiệpởVĩnhPhúkết quả bóng đá hôm nay anh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, chuyển đổi số không còn là xu hướng mà đã trở thành vấn đề “sống còn”, giúp doanh nghiệp vừa duy trì, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình này, UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội bền vững để hoàn thành mục tiêu xây dựng nền kinh tế số và phát triển bền vững.
Với mục tiêu chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó, doanh nghiệp được xác định đóng vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 9.549 chữ ký số của công ty, doanh nghiệp sử dụng để ký số, xác thực, thực hiện trong các giao dịch điện tử dưới các hình thức cung cấp thiết bị và sử dụng như Token, Sim, HSM, Smart...; hơn 90% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh; 100% doanh nghiệp đã hoàn thành việc đăng ký phát hành, sử dụng hoá đơn điện tử.
Cùng với đó, hơn 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử như: Phần cứng máy tính, camera điện thoại, sản phẩm cảm biến, anten điện thoại, sạc điện thoại, mô tơ, bản mạch.