Với nhiều cặp vợ chồng,ệnkhótingiữaSàiGònnămsinhđứbd nhan dinh việc sinh một đứa con, nuôi dạy sao cho tử tế đã làchuyện khó khăn nhất đời. Vậy mà ngay giữa Sài Gòn, có một cặp vợ chồng trong 12năm “đẻ một hơi” 9 đứa con một cách "nhẹ tênh".
Giữa trưa, cái nắng Sài Gòn thêm gay gắt. Xóm lao động nghèo thuộc khu phố10, phường 5, nằm sau lưng bến xe Quận 8 không khí càng ngột ngạt. Những hẻmngoằn ngoèo, nối với nhau bởi những đoạn cua gấp khúc chỉ một đủ một xe máychạy. Hẻm nhỏ, nhà càng nhỏ, không gian được tận dụng triệt để, đồ linh tinhđược chất ra ngoài đường, người cũng đổ hết ra hẻm ngồi cho đỡ oi bức, tù túngtrong không khí ồn ào, gắt mùi tanh hôi.
Vợ chồng “kỷ lục gia” và 5 đứa con. |
Căn nhà của "kỷ lục gia" về sinh đẻ của quận là căn phòng chừng 12m2, cả chụccon người sinh sống. Năm 1962, cha mẹ anh Nguyễn Văn Hải từ Long An di cư lênSài Gòn, dựng nhà cận rạch Bồ Đề, đúng phương châm "nhất cận thị, nhị cậngiang". Bảy năm sau anh Hải sinh ra ở đây, có tiếng "trai thành phố". Vợ củaanh, chị Huỳnh Thị Gái, sinh năm 1976 tại Long An, sau đó theo cha mẹ lên phốthị. Hai nhà hàng xóm không nghề nghiệp, chọn công việc nhặc rác, phụ hồ sinhsống. Rồi cô gái nhặt lông ngan lông vịt bén duyên với anh chàng chạy xe ba gáctrong xóm nghèo.
Năm 1997 lấy nhau, vợ chồng thuê căn nhà ọp ẹp ở kế bên nhà bố mẹ. Một nămsau đứa con trai đầu lòng ra đời. Gia đình nội ngoại đều túng thiếu, không giúpgì được cho các con. Cuộc sống vốn đã khó khăn, thêm một đứa con, lại giảm đimột lao động, khó khăn thêm chồng chất. Con đầu lòng mới đang học bò, chị vợ lạimang bầu đứa thứ hai. Mấy tháng sau cái bụng của chị lại lùm lùm.
“Điệp khúc” mang thai rồi sinh lặp đi lặp lại trong suốt 12 năm. Suốt hơnmười năm, lúc nào người đàn bà này cũng trong tình trạng... đang cho con bú. Mấyngười cùng xóm đùa vui: "May mà thất học, không biết chữ mới đi nhặt lông nganlông vịt, chứ xin vào xí nghiệp công ty nào, thì chắc công ty đó phá sản".
Cặp vợ chồng này đang giữ “kỷ lục” sinh đẻ không chỉ ở Quận 8, mà còn của TpHồ Chí Minh với "thành tích" 12 năm trải qua 8 lần sinh, 9 đứa con. Nếu sau lầnsinh thứ 8, nếu không được vận động triệt sản, có khi chị còn “sản xuất” tiếp.Xét về "tần suất", khó cặp vợ chồng nào đẻ nhiều, liên tục như vợ chồng này.Tính bình quân, cứ bảy tháng sau khi sinh, chị Gái lại tiếp tục mang thai. Trongnhững đứa trẻ, đứa lớn nhất 15 tuổi, đứa nhỏ nhất 3 tuổi, mỗi bé cách nhau trungbình một tuổi.
Khi hỏi bà mẹ chuyện cháu đầu lòng sinh năm mấy, chị luống cuống nhìn sangchồng: "Bé Hai sinh năm mấy anh nhỉ". Ông bố khá hơn, lẩm nhẩm tính: "Cưới đượcmột năm thì sinh. Mình cưới năm 1997. Vậy là con lớn sinh năm 1998".
Căn nhà rộng chừng 12m, gồm cả nhà vệ sinh và bếp phía trong. Bốn phía quâysơ sài bởi những tấm tôn han rỉ, thủng lỗ chỗ. Những tấm lợp mái tuy lành lặnhơn, nhưng những tia nắng vẫn xuyên qua lỗ thủng lốm đốm xuống sàn gập ghềnh.Giữa buổi trưa, căn nhà nóng như “lò bát quái”, chỉ ngồi 2 - 3 phút mồ hôi đãtúa ra, hoa mắt chóng mặt như say nắng. Vợ chồng chủ nhà cùng những đứa bé đều“không chịu được nhiệt", đổ cả ra khoảng sân chung ngồi. Hỏi sao lại ra ngoàinắng, được giải thích: "Nắng, nhưng dễ thở hơn".
Ngôi nhà cả chục con người sinh sống.
Ngồi nói chuyện, để tránh ánh nắng cháy da, những vị khách cố gắng núp vàobóng râm ít ỏi, trong khi bọn trẻ đầu trần lại túa ra nơi nắng gắt. Nhắc nhở cácbé vào bóng râm, bà mẹ chép miệng: "Ôi trời, các cô chú không phải lo. Nhà nàytừ đứa nhỏ đến đứa lớn, đứa nào cũng chân đất, cởi trần, cả ngày phơi nắng mà cóốm đau gì đâu".
Việc sinh đẻ của bà mẹ này cũng khá đặc biệt. Tám lần sinh nở, trừ lần cuốigần đây nhất, lần nào chị cũng sinh... tại gia. Căn nhà 12m2 cũng là nơi chàođời của các em bé. Giữa Sài Gòn vào thế kỷ 21, mỗi lần vợ trở dạ, ông chồng lạibắc bếp đun nước nóng, vắt chân lên cổ mời bà mụ đến nhà đỡ đẻ, cảnh tượng ynhưn những cảnh vác đèn dầu đi mời bà đỡ trong những cuốn phim đen trắng thế kỷtrước. Kỳ lạ thay là những em bé ra đời với điều kiện cực kỳ sơ sài, bàn đẻ lànền đất, cắt rốn bằng dao, khử trùng bằng nước sôi, lại khỏe mạnh. Chỉ có mộtlần sinh đôi, một bé quá nhỏ, đã mất ngay sau đó.
Chuyện nuôi những đứa bé này cũng đậm chất bi hài. Người hàng xóm đùa: "Cáchđây vài năm, nhà này lúc nào cũng như có đàn chó con, đứa lẫm chẫm đi, đứa ngồi,đứa bò, đứa ẵm ngửa... la liệt lổn nhổn trên sàn". Càng bất ngờ hơn khi đượcbiết, suốt mười năm qua, chỉ có người mẹ chăm cả "tiểu đội" gia đình.
Chị Gái tâm sự: "Mẹ đẻ mẹ chồng đều mất sớm, anh chị cũng nghèo khó, vợ chồngđẻ thì tự nuôi chứ không ai giúp đỡ ngày nào". Chi kể về lịch "cứng" hàng ngày:"Sáng dậy nấu cho cả nhà một nồi cháo. Múc mỗi đứa một tô. Mạnh đứa nào đứa đóxúc. Đứa nào đổ thì hết phần nên đứa nào cũng ăn rất giỏi".
Chị cười: "Sau đó em để tất cả bò lê bò la xuống nền, quăng cho vài cái lynhựa, thau nhựa tự chơi để em đi giặt đồ, rửa chén. Trưa ăn qua loa cái gì đó.Chiều dồn bọn trẻ ra đường, đứa nào chơi gì thì chơi. Tối xếp hàng tắm một lượt,từ lớn đến nhỏ". Bà mẹ “chốt” vấn đề: "Bọn trẻ “trứng gà trứng vịt” cứ ngồi cạnhlà cấu chí, đánh nhau ỏm tỏi. Ai hơi đâu mà phân xử cả ngày. Cứ để kệ chúng,khóc thì tự nín, công sức đâu dỗ cho nổi".
Bữa chiều của "đại gia đình"
Căn phòng thấp, nóng nực với đủ loại đồ đạc, nồi niêu xoong chảo của cả chụccon người. Khi khách ái ngại hỏi "mọi người ngủ ở đâu?", chỉ khoảng trống chừng4m2 giữa nhà, chị Gái nói: "Nhà chật quá, tối chồng em phải sang nhà chị gái.Còn chín mẹ con xếp từ lớn tới nhỏ, nằm như cá mòi ở dưới sàn. Cũng vì nhiềungười nên chẳng mùng nào lớn đủ mắc. Cứ ngủ không mùng suốt mấy chục năm nay".
Bác Tổ trưởng Tổ dân phố nói xen vào: "Năm trước dịch sốt xuất huyết. Quận 8,đặc biệt phường 5 nhiều kênh rạch hôi thối, là ổ dịch của thành phố, mà nhà này10 người chẳng thèm ngủ mùng, nhưng chẳng ai mắc bệnh mới lạ chứ."
Hỏi chi phí cho "đoàn tàu" 10 người này là bao nhiêu tiền một ngày, anh chồngcho biết: "Trung bình một ngày tôi chạy xe ôm được 100 ngàn, tiền đó nuôi cảnhà". Anh nói tiếp” "Mấy năm trước mấy đứa còn nhỏ thì một ngày chạy được 50 -70 ngàn, phải để 20 ngàn trả tiền nhà, điện nước... còn lại bỏ tiền ra mua 1kggạo, 10 ngàn rau, còn đồng nào mới mua con cá, lạng thịt về nấu bát canh; bữanào hết tiền thì chỉ gạo với rau cũng chẳng sao; ít thì nấu cháo cho những đứanhỏ, nhiều thì nấu cơm người lớn. Nay mấy đứa lớn nó đi làm được rồi. Ba đứa đầuđi nhặt ve chai, mỗi ngày mỗi đứa cũng được 30 - 40 ngàn, thu nhập cả gia đìnhcũng được 200 ngàn một ngày. Vậy là tạm đủ, nhà tôi chẳng có gì phải lo. “Trờisinh voi, trời sinh cỏ” các cô chú ạ".
Trừ 3 em bé đi nhặt ve chai chưa về, nhìn những em bé mới 2 - 3 tuổi đã đượcnhuộm tóc vàng khươm, ông bố hàng ngày chạy xe ôm nuôi 10 miệng ăn nhưng vẫn chichít nhưng vết giác hơi trên lưng, người ta cảm nhận cuộc sống "hồn nhiên" củagia đình này.
(Theo PLVN)