Tại ĐH Bách khoa Hà Nội,àngnghìnsinhviênbịđuổihọcKhôngphảiđỗđạihọclàbìnhyênratrườkết quả cúp ý Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội, trung bình mỗi năm 700-800 sinh viên bị buộc thôi học. Với chương trình kỹ sư 5 năm, chỉ có 60% sinh viên ra trường đúng hạn. 40% còn lại, không tính những em bị buộc thôi học, sẽ cố gắng trả nợ môn để có thể tốt nghiệp vào năm thứ sáu.
Còn tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chỉ khoảng 70% sinh viên đầu vào có thể tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Có từ 5-6% sinh viên/khoá bị buộc thôi học do hết quả học tập yếu kém.
Học kỳ I năm học 2021-2022, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM có hơn 200 sinh viên bị xem xét buộc thôi học và hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ lần 1.
Mới đây nhất, hàng chục sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM bị đuổi học do hai học kỳ liên tiếp bị cảnh báo học vụ. Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, 5 năm qua (2017-2022), có 134 sinh viên viết đơn xin nghỉ học, chưa kể số sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm.
Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay nhà trường đã xác định khẩu hiệu “Sáng tri thức - Vững công minh” - làm nghề phải công tâm nhưng đầu tiên phải có tri thức. Thí sinh phải xác định thi vào trường đã khó nhưng việc duy trì, học tập cũng khó chứ không phải trúng tuyển rồi học kiểu gì cũng ra trường.
Theo ông Hải, thương hiệu của trường là công sức của thầy cô và sinh viên. Thầy phải dạy tốt, trò cũng phải học tốt. Do vậy, sinh viên phải thường xuyên cố gắng học tập và xem xét những cảnh báo của nhà trường để có phương hướng khắc phục, tránh bị buộc thôi học. Sẽ không có chuyện thay đổi để giảm nhẹ yêu cầu với sinh viên, vì như vậy sẽ giảm uy tín của trường.
Không nương nhẹ
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho hay, không chỉ ĐH Bách khoa TP.HCM, Luật TP.HCM, nhiều trường cũng đang rà soát, cảnh báo học vụ hoặc kỷ luật buộc thôi học những sinh viên vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế đào tạo do nợ môn, điểm tích lũy không đủ theo quy định... Các trường đang ngày càng mạnh tay, nghiêm khắc - điều cần làm khi muốn quyết liệt nâng cao chất lượng đào tạo.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu trường đại học để lại những sinh viên chây lười, không chịu học, những sinh viên không đạt chất lượng vẫn nhận tấm bằng nhờ sự nhẹ tay của thầy cô và nhà quản lý? Nếu nương tay với người kém cả ý thức và năng lực, kỷ luật học tập chính là không công bằng với những sinh viên học hành có trách nhiệm”- ông Lý nói.
Còn ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cho hay, theo quy định về kiểm định chất lượng, mỗi trường đều ban hành chuẩn đầu ra riêng. Và để đảm bảo chất lượng đầu ra thì bắt buộc sàng lọc những sinh viên yếu kém. Như vậy, sinh viên đỗ vào trường nhưng phải nghiêm túc học tập, đạt chuẩn đầu ra mới được tốt nghiệp.
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM Nguyễn Thiên Phúc khẳng định, nhà trường giảng dạy theo quy định trong khung trình độ quốc gia. Số tín chỉ đã được quy định rõ và trong mỗi tín chỉ đều có thang đánh giá để chấm điểm rất quy củ. Toàn trường phải áp dụng nghiêm túc, tránh trường hợp giảng viên đánh giá sinh viên theo cảm tính. Như vậy, sinh viên không đạt thì đành phải chịu chứ không có cách nào khác.
Tuy nhiên, bên cạnh hình thức kỷ luật nghiêm khắc, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM luôn có các biện pháp hỗ trợ sinh viên học tập như đặt ra các "chặng" để họ đạt được đối với môn Tiếng Anh. Với các môn kiến thức kỹ năng, nhà trường đặt ra 3 chặng về cảnh báo học vụ. Khi sinh viên không đạt, hệ thống cảnh báo học vụ sẽ báo cho sinh viên, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để có biện pháp hỗ trợ sinh viên học tập.
Việc trong những năm gần đây, mỗi năm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM buộc thôi học từ 5-6% sinh viên/khoá thể hiện quyết tâm theo đuổi "văn hóa chất lượng" của nhà trường. Như vậy, sinh viên trúng tuyển vào trường sẽ phải học tập nghiêm túc, không có chuyện hạ chuẩn, nương nhẹ hay ngoại lệ.