- Thầy giáo Hà Xuân Nhâm,ênchếgiáoviênChuyệnởtrườngphổthôngcógiáoviênlàhợpđồsoi kèo bóng đá ngoại hạng anh tối nay Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) - ngôi trường có tới 60% giáo viên là hợp đồng lao động cho rằng, các thầy cô phải dần thay thế tấm thẻ biên chế bằng tấm thẻ năng lực.
Công việc có ổn định hay không tùy thuộc vào chính bản thân mỗi người, phụ phụ thuộc vào việc có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi của xã hội, kỳ vọng học sinh và cha mẹ học sinh hay không.
Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa là một trong 7 trường công tự chủ về tài chính tại Hà Nội. Xuất phát là một trường bán công, năm 2008, trường đã chuyển sang mô hình trường công lập tự chủ tài chính toàn phần.
Ông Nhâm cho biết, trong 9 năm qua, đội ngũ công chức, viên chức của nhà trường chủ yếu tập trung vào các vị trí chủ chốt như ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, đội ngũ giáo viên cốt cán… chiếm khoảng 40%. Còn lại 60% cán bộ, giáo viên là hợp đồng theo vị trí việc làm và hợp đồng lao động.
Để đảm bảo môi trường làm việc công bằng, công tâm, trong thi đua, đánh giá, nhà trường đã xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá giáo viên với 25 tiêu chí khác nhau.
Bên cạnh đó, mỗi năm 2 lần, trường lấy ý kiến của học sinh, phụ huynh về tất cả các hoạt động giáo dục, về giáo viên cũng như tất cả cán bộ, nhân viên trong trường - kể cả hiệu trưởng.
“Việc đánh giá các giáo viên dựa trên các tiêu chí được lượng hóa thành điểm thi đua, công khai, minh bạch và không phân biệt giữa giáo viên thuộc biên chế hay giáo viên hợp đồng” – ông Nhâm cho hay.
Thầy giáo Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú - Đông Đa, ngôi trường có tới 60% giáo viên là hợp đồng. Ảnh: Lê Văn. |
Về thu nhập của đội ngũ, nhà trường xây dựng mức lương cho giáo viên theo năng lực và hiệu quả công việc, không phân biệt hợp đồng hay biên chế.
Do đó, nếu giáo viên hợp đồng dạy tốt, gắn bó lâu năm với trường thì mức thu nhập không thua kém những giáo viên trong biên chế.
“Thực tế ở trường tôi, nhiều thầy cô dạy hợp đồng tới 15-20 năm vẫn miệt mài làm việc, miệt mài đổi mới sáng tạo trong công việc mà không có mục tiêu thi vào viên chức” – ông Nhâm cho biết.
“Họ tin rằng có thể sống và làm nghề ổn định bằng chính sự tâm huyết, năng lực của bản thân và được làm việc trong môi trường thuận lợi”.
Từ thực tiễn “không biên chế”, ông Nhâm cho rằng, bỏ viên chức trong ngành giáo dục có thể là chính sách cởi trói cho các nhà trường, giúp nhà trường trả lương cho thầy cô theo năng lực và hiệu quả công việc.
“Khi mà hiệu quả công việc thật tốt thì các thầy cô mới sống được bằng lương chứ cào bằng thì không bao giờ làm được việc này”.
Theo ông Nhâm, cơ chế “biên chế” hiện nay đang tạo ra sự trì trệ trong đội ngũ giáo viên. “Với thầy cô tâm huyết, giảng dạy tốt thì không nói làm gì nhưng với những thầy cô ngày ngày đến dạy chỉ để chấm công ăn lương, chất lượng giảng dạy không tốt… khi đó học sinh sẽ là những người phải chịu thiệt thòi”.
Tuy vậy, nhìn rộng ra, ông Nhâm cho rằng, việc thực hiện thí điểm bỏ viên chức đối với giáo viên, chuyển sang loại hợp đồng lao động cần phải thận trọng vi còn nhiều vấn đề rất cần được xem xét và có quy định rõ như đặc thù vùng miền với điều kiện kinh tế xã hội, đặc thù các thời điểm phù hợp, đặc thù lứa tuổi và thời gian cống hiến cho ngành của thầy cô.
“Chẳng hạn, vùng nếu bỏ biên chế thì các thầy cô công tác lâu năm, gần về hưu, khó áp dụng như các thầy cô trẻ. Vấn đề là người điều hành như thế nào, sắp xếp công việc như thế nào và quan trọng nhất là phải mang tính đồng bộ nhưng theo lộ trình rõ ràng” – ông Nhâm kiến nghị.
Từ đó, ông Nhâm đề xuất, ban đầu có thể là giảm dần, giữ lại tỉ lệ bộ khung nhất định trong biên chế để đảm nhận những vị trí là tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng các phòng ban trong trường. Tuy nhiên, cũng phải có cơ chế để kể cả những người trong “bộ khung” này cũng không thể nào yên tâm rằng mình đã chắc chân.
“Quan trọng nhất là tạo môi trường làm việc công bằng, công tâm rồi mới nói tới chuyện thu nhập ít hay nhiều. Đặc biệt, trong , thi đua không được phép cào bằng, vì đó sẽ là nguyên nhân chính làm mất đi động lực phấn đấu của đội ngũ” – ông Nhâm khẳng định.
Hiệu trưởng lộng quyền sẽ tự đào thải chính mình
Nói về lo lắng hiệu trưởng sẽ trở thành “ông vua con” của giáo viên khi chuyển sang chế độ hợp đồng lao động, giao quyền tuyển dụng cho hiệu trưởng, ông Nhâm cho rằng, một khi được giao quyền tự chủ thì gắn liền với nó cũng là trách nhiệm.
“Hiệu trưởng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan cấp trên, của Luật Lao động… nên không thể có chuyện làm tùy tiện, vi phạm điều luật, quy định của ngành” – ông Nhâm phân tích.
Giáo viên phải dần thay thế "thẻ biên chế" bằng tấm "thẻ năng lực". Ảnh minh họa. |
Quan trọng hơn, từ thực tiễn trường mình, ông Nhâm cho rằng, với trường tự chủ thì chất lượng của nhà trường, uy tín của nhà trường trong nhân dân sẽ là yếu tố quyết định sống còn với cả nhà trường, trong đó có hiệu trưởng.
“Hiệu trưởng lạm quyền, tuyển dụng người thân hay con cháu, không đảm bảo chất lượng giáo dục, không tuyển được học sinh sẽ tự đào thải mình, tự tay phá trường của mình và các đồng nghiệp”.
“Ở trường chúng tôi, những quyết sách lớn, những việc quan trọng, đều có đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ chủ chốt đủ năng lực cùng gánh vác. Xin nói thêm trong đội ngũ này vẫn có giáo viên hợp đồng có uy tín. Ví dụ quyết định tuyển dụng, quyết định đánh giá công chức viên chức, đánh giá thi đua hay việc xếp mức lương cho thầy cô trên từng tiết dạy”.
Theo ông Nhâm, bản thân ông cũng như cán bộ, giáo viên Trường Phan Huy Chú đều xác định những việc này nếu làm không tốt, không cẩn thận sẽ không khuyến khích và thu hút được thầy cô giỏi và như vậy, nhà trường sẽ khó mà phát triển, khó mà nâng cao được chất lượng.
Còn sự lo lắng của giáo viên về sự thiếu dân chủ, ông Nhâm cho rằng là điều dễ hiểu bởi nó là nỗi lo chung chứ không phải do ở mô hình trường công lập hay trường tự chủ tài chính.
“Thực ra, giáo viên lo lắng chẳng qua vì chúng ta đã quá quen với nếp nghĩ xưa cũ, đã vào biên chế là chắc chân. Nhưng vấn đề quan trọng nhất vẫn là ở con người chứ không liên quan gì tới biên chế hay không biên chế, tự chủ hay không tự chủ”.
Ông Nhâm cho rằng, những gì ông trao đổi đều đang thực hiện ở Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa. Và mặc dù ông không dám tự đánh giá mô hình này thành công hay không, nhưng ông có thể cam kết cam kết về sự hài lòng của các thầy cô giáo, các thế hệ học sinh và cha mẹ học sinh đã và sẽ tăng dần lên theo thời gian.
“Với mỗi thay đổi, giai đoạn đầu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng tôi luôn tâm niệm rằng, nếu ta cứ đứng im thì đồng nghĩa với việc ta đang tụt hậu”.
Lê Văn
8 băn khoăn về trường phổ thông có 60% giáo viên là hợp đồng
60% còn lại có tâm tư hay không? Có muốn phấn đấu tốt để được vào biên chế hay không?...Đọc bài viết "Chuyện ở trường phổ thông có 60% giáo viên là hợp đồng", ông Nguyễn Hoàng Chương, hiệu trưởng một trường THPT ở Lâm Đồng có 8 băn khoăn xin được chia sẻ.