Nhà truyền thống Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ngành trinh sát,ồiứccủangườiđộitrưởngbiệtđộngTưQuỳtỷ lệ kèo nha cái quân báo, biệt động tỉnh trưng bày khá nhiều hình ảnh, tư liệu, hiện vật của cán bộ, chiến sĩ ngành trinh sát, quân báo, biệt động
Ông Tư Quỳ dò tìm tên những đồng chí, đồng đội của mình ở Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một năm xưa
Từ quân báo, trở thành biệt động
Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, chúng tôi tìm đến Đền tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ngành trinh sát, quân báo, biệt động tỉnh được đặt tại phường Tân Hiệp, TX.Tân Uyên. Ngôi đền này chính là tâm huyết của những người đang sống để tưởng nhớ đến đồng chí, đồng đội đã hy sinh, như lời của những cựu biệt động nói: “Xây đền tưởng niệm này để anh em có chốn đi về...”.
Rờ rẫm từng cái tên, từng bức hình của đồng đội năm xưa, ông Tư Quỳ, nguyên Đội trưởng Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một, hồi tưởng: “Chỉ từ cuối năm 1962 đến đầu năm 1963, trên toàn tỉnh Thủ Dầu Một và Phước Thành (nay thuộc tỉnh Bình Dương), quần chúng bị gom vào hơn 100 ấp chiến lược. Bởi địch xác định bình định, dồn dân, lập ấp chiến lược là “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trước tình hình đó, đầu năm 1963, Đảng ủy - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thủ Dầu Một quyết định thành lập Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một với nhiệm vụ kết hợp hoạt động tác chiến với xây dựng cơ sở, nhằm phá thế kìm kẹp của địch, tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân thị xã, nhất là trong nội ô phát triển, buộc địch phải căng ra đối phó với ta ngay tại sào huyệt của chúng ở trung tâm tỉnh lỵ”.
Những năm 1963-1964, lực lượng biệt động TX.Thủ Dầu Một được tổ chức thành những tổ biệt động hoạt động độc lập với các mật danh K9, K12, K13… do Ban Chỉ huy Thị đội trực tiếp chỉ huy, quyết định những trận đánh. Bước sang năm 1965, do sựphát triển của tình hình và yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng, Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một phải thực hiện được những trận đánh mạnh, đánh hiểm hơn nữa vào hang ổ địch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã xây dựng lực lượng biệt động TX.ThủDầu Một thành một đơn vị độc lập. Ông Tư Quỳ từ lực lượng quân báo được rút về Đội biệt động và cùng các đồng chí, đồng đội lập nên nhiều chiến công lớn.
“Vào hang bắt cọp”
Từ năm 1965, tuy không trực tiếp tham gia đánh các mục tiêu, nhưng chính ông Tư Quỳ là người đi nghiên cứu địa hình, quan sát tình hình địch và đưa ra phương án đánh, cũng như thiết kế mìn tựtạo sao cho phù hợp với đặc thù của từng mục tiêu. Như trận đánh kho xăng dầu Sở Công chánh, phá xà lan chở xăng dầu ở khu vực cầu Bình Lợi hay đánh sập Nhà việc Phú Cường năm 1966…
Đến cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, nhiều hoạt động của đội gắn liền với tên tuổi ông Tư Quỳ. Theo lời ông kể, tháng 1-1968, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, Bộ Tư lệnh Phân khu 5 quyết định sáp nhập Đại đội 65 (thị xã) vào Đội biệt động, do ông Tư Quỳ làm đội trưởng. Quân số lúc ấy khoảng hơn 60 người, tổ chức thành 2 trung đội chiến đấu và bộ phận hậu cứ. Khi cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 nổ ra, ông Tư Quỳ trực tiếp chỉ huy Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một đánh chiếm Tòa Hành chính - Dinh tỉnh trưởng. Đội tổ chức lực lượng thành 2 mũi, tấn công đánh chiếm Tòa Hành chính và Dinh tỉnh trưởng ngụy.
Theo kế hoạch, lực lượng Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một tấn công Tòa Hành chính và Dinh tỉnh trưởng ngụy từ hướng bắc. Trên đường hành quân tới bót Giếng Máy (thuộc phường Hiệp Thành ngày nay), mũi 1 bị địch phát hiện. Đây là đường tiếp cận mục tiêu gần nhất và cũng thuận lợi nhất. Khi địch phát hiện, ông cho đơn vị tiếp tục hành quân về hướng Nhà thờ Chánh tòa, từ đây tiếp cận đánh chiếm mục tiêu Tòa Hành chính. Qua khỏi khu vực bót Giếng Máy, tổ ở lại chặn địch tiếp tục bám theo đội hình đơn vị.
Ông Tư Quỳ nhớ lại: “Tại khu vực Nhà thờ Chánh tòa, địch bố trí 1 đại đội bảo an bảo vệ vòng ngoài Tòa Hành chính. Khi phát hiện lực lượng ta, chúng sử dụng 2 khẩu đại liên bắn chặn. Tôi lệnh sử dụng súng B40 bắn chế áp vào khẩu đại liên, ngăn chặn địch, tạo điều kiện cho đơn vị vượt qua khỏi tầm hỏa lực của địch, tiến về mục tiêu Tòa Hành chính. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ngay khu vực nhà thờ và trước cổng Tòa Hành chính. Sau 30 phút chiến đấu, lực lượng Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một đánh chiếm được một phần Tòa Hành chính, chiếm được 6 xe thiết giáp M113. Trong khi đó, lực lượng mũi 2 của đội từ Truông Bồng Bông hành quân vượt qua suối Giữa xuống ấp Chánh Lộc, xã Chánh Hiệp thọc xuống, vượt qua đường Ngô Quyền, tấn công vào mục tiêu được phân công là Dinh tỉnh trưởng. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch khu vực ta chiếm được tại Tòa Hành chính và Dinh tỉnh trưởng giành giật quyết liệt. Các đồn lính xung quanh chưa bị tấn công đã phản ứng lại. Bọn lính đóng tại trại Đinh Bộ Lĩnh sử dụng khẩu đại liên 60 ly bắn phá dữ dội vào trận địa ta đang chiếm giữ. Cán bộ, chiến sĩ Đội biệt động TX.ThủDầu Một dựa vào các vị trí đã chiếm đánh trả địch, bám giữ từng gốc cây, ụ đất”.
Đến 10 giờ sáng ngày mùng 2 tết (30-1-1968), địch điều động lực lượng xe tăng từ Gò Đậu lên phản kích, kết hợp máy bay trực thăng vũ trang bắn phá dữ dội vào trận địa của bộ đội ta cả khu vực Tòa Hành chính, Dinh tỉnh trưởng và Thành Công binh. Trong tình thế bất lợi, Đội biệt động TX.ThủDầu Một được lệnh rút ra khu vực ngã 3 Trảng Cát, ấp Chánh Lộc, xã Chánh Hiệp tổ chức phòng ngự đánh địch phản kích suốt ngày mùng 2 tết. Suốt những ngày sau đó, giữa ta và địch chiến đấu ác liệt. Mặc dù địch chiếm ưu thế hoàn toàn về binh lực, hỏa lực và phương tiện chiến tranh với bộ máy kìm kẹp và hệ thống phòng ngự dày đặc, kịp thời chi viện cho nhau cả về hỏa lực và binh lực, nhưng chúng ta hơn hẳn về ý chí quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng xả thân cho thắng lợi của cách mạng.
Nhớ về một thời oanh liệt, ông Tư Quỳ bồi hồi, nói: “Đội biệt động TX.Thủ Dầu Một có những lúc thăng trầm, lực lượng tiêu hao nhiều, giờ đồng chí, đồng đội năm xưa đâu còn mấy người. Đó là những năm 1968, 1969, có khi lực lượng chỉ còn khoảng 20 cán bộ, chiến sĩ phân tán hoạt động trên cả địa bàn cánh nam và cánh bắc thị xã. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh nào, Đội biệt động TX.ThủDầu Một cũng vừa bám trụ chiến đấu, vừa cùng các lực lượng địa phương móc nối xây dựng cơ sở, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Biệt động Tư Quỳ một thời vang danh nay đã ở tuổi xế chiều. Với ông, hạnh phúc chỉ đơn giản là đồng đội đừng quên nhau. Và, lịch sử cũng đã ghi lại trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, tại Bình Dương hôm nay đã từng có một đội biệt động anh hùng với những cán bộ, chiến sĩ biệt động đã anh hùng như thế…
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông Tư Quỳ được điều về Tiểu đoàn 3 Phú Lợi, theo mũi Quân đoàn 1 giữ cầu Vĩnh Bình, án ngữ cầu Vĩnh Bình để Tiểu đoàn 1 thọc sâu, tiến đánh vào Sài Gòn. Với ông, trong cuộc đời không niềm vui sướng nào bằng giây phút chứng kiến miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, non sông nối liền một dải.