Tôi và chồng năm nay hơn 27 tuổi,ươngánmuanhàchovợchồngthunhậptriệuđồsoi kèo real vs barca chưa sinh con, đang thuê nhà tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đã cùng nhau tích luỹ gần 500 triệu đồng. Thu nhập tháng của cả hai vợ chồng khoảng 40 triệu đồng, từ công việc nhân viên văn phòng.
Xin chuyên gia đưa ra tư vấn với số tiền trên, vợ chồng nên chi tiêu và tích lũy ra sao để sớm có nơi an cư, tiến tới sinh con.
Xin cảm ơn!
Nguyễn Thị Thanh Uyên (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Chuyên gia tư vấn:
Đầu tiên xin chúc mừng 2 vợ chồng bạn vì ở độ tuổi khá trẻ đã có số tiền tích lũy tương đối và mức thu nhập cũng khá ổn. Tuy nhiên, phải nói rằng mua nhà là một mục tiêu khó nhằn chứ không hề đơn giản. Hai vợ chồng cần có những phương án tối ưu thu chi, quản trị rủi ro.
Thứ nhất, theo tôi, nên áp dụng nguyên tắc chi tiêu phù hợp, ví dụ 50/30/20. Trong đó, ưu tiên tiết kiệm ngay khi có thu nhập. Với thu nhập tổng 40 triệu đồng một tháng, mức khuyến nghị tiết kiệm của hai vợ chồng là 20-30%, tương đương 8-12 triệu đồng một tháng. Tất nhiên, nếu tiết kiệm hơn được thì càng tốt. Với mức đó, mức khuyến nghị vay tối đa khoảng 1 tỷ đồng để đảm bảo an toàn. Lãi suất ngân hàng hiện vẫn đang tốt để có thể vay mua nhà. Nên ưu tiên vay nhóm ngân hàng Big 4 hoặc các ngân hàng nước ngoài để có lãi suất tốt hơn.
Thứ hai là rà soát lại chi tiêu. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng ngân hàng hoặc quản lý chi tiêu để thống kê chi tiêu hàng tháng, sau đó cắt bỏ những khoản không thực sự cần thiết. Bạn vẫn có thể có thể trích lập khoảng 10-15% thu nhập cho nhu cầu hưởng thụ và để ở một tài khoản riêng. Phần này sẽ sử dụng để đi ăn ngoài, du lịch, mua điện thoại mới hoặc các chi tiêu vượt nhu cầu thiết yếu... Việc để chi tiêu hưởng thụ ở 1 tài khoản riêng giúp cho 2 vợ chồng bạn cũng dễ dàng kiểm soát hơn, tránh bị lạm chi.
Mục tiêu quan trọng của việc tối ưu thu chi là để có tiền dư ra hàng tháng. Bởi nếu không có khoản tiền đó thì bạn sẽ không có tiền để trả ngân hàng.
Thứ ba, cơ chế bảo vệ tài chính là cực kỳ quan trọng vì sẽ giúp 2 vợ chồng bạn hạn chế những tổn thất về tài chính không mong muốn, nhất là những biến cố sức khỏe. Đặc biệt, khi vay ngân hàng càng cần quản trị rủi ro nghiêm ngặt. Các bạn sẽ phải có một quỹ dự phòng tài chính là 3 đến 6 tháng cho chi tiêu thiết yếu và trả nợ. Nếu có đủ các loại bảo hiểm, bạn nên trích ra 3 tháng, nếu chưa, bạn nên để dành 6 tháng.
Tiếp theo là dự phòng các kế hoạch tài chính ngắn hạn. Ví dụ sinh em bé (sinh ở đâu, sinh thường hay sinh mổ, chi phí dự kiến là bao nhiêu) cần dự trù từ 100-200 triệu đồng. Các khoản dự phòng này có thể mua vàng hoặc gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, bạn cũng nên có dự phòng thêm từ người thân: bố mẹ hoặc bạn bè, anh chị em (có thể là sổ tiết kiệm hoặc thậm chí là tài sản thanh khoản) trong trường hợp gặp sự cố hoặc có biến cố gì cần tới tiền có thể xử lý được, tránh để ảnh hưởng tới khoản vay và tài sản.
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên có các giải pháp bảo hiểm, tối thiểu là bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe. Tốt nhất là bảo hiểm nhân thọ kèm bảo hiểm sức khoẻ cho 2 vợ chồng. Điều này giúp các bạn có được dịch vụ y tế tốt hơn, cao cấp hơn mà không cần quá lo lắng về chi phí và còn giúp các bạn có thể bảo vệ được tài sản và các khoản đầu tư của mình trong trường hợp biến cố xảy ra với người trụ cột.