Tiềm năng phát triển kinh tế đêm tại các đô thị cảng biển
Việt Nam sở hữu vùng biển rộng lớn với diện tích hơn 1 triệu km² với hơn 280 cảng biển lớn nhỏ được xem là những mắt xích quan trọng trong chuỗi vận tải toàn cầu.
Theểnvọngpháttriểnkinhtếđêmtạbóng đá trực tiếp hôm nay việt namo định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/12/2009 về việc Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, thì kết quả sau hơn 10 năm thực hiện tính đến năm 2020, hệ thống cảng biển nước ta đã dần được quy hoạch, đầu tư phát triển khá toàn diện phù hợp với nền kinh tế toàn cầu, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa đường biển cả trong nước và quốc tế. Với lợi thế bờ biển trên 3.260 km trải dài từ bắc xuống nam, cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam có tiền đề vững mạnh để quy hoạch các đô thị cảng biển dọc suốt chiều dài đất nước.
Chợ đêm đường ray Ratchada - Thái Lan. Ảnh: Shutterstock |
Hoà theo xu hướng phát triển chung trên thế giới, tại các đô thị lớn Việt Nam đặc biệt là các thành phố cảng biển đang dần hình thành mô hình kinh tế đêm. Nhìn ra nhiều quốc gia khác, kinh tế đêm được xem là ngành mũi nhọn mang lại doanh thu “khủng” cho ngân sách.
Điển hình như ở Anh, ngành công nghiệp ban đêm tạo giá trị khoảng 6% GDP cho nước này mỗi năm. Tại Mỹ, hoạt động kinh doanh ban đêm tại các thành phố tập trung đông dân cư như San Francisco hay New York có thể thu về khoảng 6 - 10 tỷ USD. Hay ở Úc, các hoạt động kinh tế ban đêm đóng góp khoảng 4% GDP cho đất nước. Còn ở các nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, kinh tế ban đêm có doanh thu đạt khoảng 3,7 - 5,5 tỷ USD hằng năm.
Tại Việt Nam, những thành phố cảng biển trong những năm gần đây cũng chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ theo mô hình kinh tế đêm để phục vụ du khách trong và ngoài nước. Tầm quan trọng của kinh tế đêm cũng được các cấp chính quyền công nhận, tiêu biểu nhất khi Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế đêm vào ngày 27/7/2020. Đây là cơ hội mới trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy chi tiêu về đêm, nhất là chi tiêu của khách du lịch.
Cơ hội của La Gi - Bình Thuận
Song hành với việc kiểm soát dịch Covid-19 là sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bất động sản, trong đó nhu cầu đầu tư bất động sản ven biển tại các đô thị cảng biển ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, các thị trường mới nổi tại các vùng trũng phía Nam tiêu biểu như La Gi (Bình Thuận) là nơi thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư.
La Gi hội tụ các yếu tố phát triển kinh tế đêm mạnh mẽ. Ảnh: Đình Hòa |
Nhờ vị trí “cửa ngõ” của thủ phủ du lịch Bình Thuận, La Gi đón đầu dòng khách du lịch trước khi vào trung tâm. Hiện nay, Bình Thuận cũng đang tăng tốc nâng cấp và cải thiện hệ thống giao thông, nâng cao kết nối vùng của tỉnh. Một khi tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và các đường kết nối hoàn thiện, La Gi hưởng nhiều ưu thế rút ngắn thời gian di chuyển: chỉ mất khoảng 30 phút để đến Phan Thiết; 45 phút đến Bà Rịa - Vũng Tàu; 1,5 giờ đến TP.HCM… càng thể hiện rõ vị thế du lịch nơi đây.
Song song với tuyến giao thông đường bộ, La Gi nằm tại tâm điểm của tuyến đường ven biển với 2 đầu mút là sân bay Long Thành và sân bay Phan Thiết khiến nơi đây được kỳ vọng là nơi đón đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé đến.
Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển kinh tế đêm của tỉnh Bình Thuận đến năm 2030, tập trung vào các hoạt động thương mại và dịch vụ chính trong lĩnh vực văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch vào ban đêm. Theo kế hoạch, đề án sẽ triển khai tại khu vực Mũi Né, Phan Thiết... và giai đoạn kế tiếp sẽ là thị xã La Gi - trọng tâm phát triển du lịch phía Nam Bình Thuận.
Nắm bắt tiềm năng phát triển kinh tế đêm tại La Gi, một số chủ đầu tư bất động sản đã xuất hiện với nhiều dự án khu đô thị tầm cỡ, quy hoạch bài bản mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư đồng thời mang đến những trải nghiệm tuyệt vời đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách.
Lệ Thanh