Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn phát biểu ý kiến.
Tiếp tục chương trình phiên họpthứ 26,ửađổitổchứcViệnKiểmsátnhândântheoHiếnphápmớsoi kèo real sociedad ngày 13-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật tổchức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi).
Theo Tờ trình, việc sửa đổi Luậttổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002 nhằm thể chế hóa đầy đủ các yêu cầu cảicách tư pháp; cụ thể hóa chế định Viện Kiểm sát nhân dân đã được ghi nhận trongHiến pháp năm 2013; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong Luật tổchức Viện Kiểm sát nhân dân và các Pháp lệnh hiện hành, thể hiện đúng vị trí,vai trò của Viện Kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện quyền lực nhà nước vàtrách nhiệm đối với xã hội, công dân.
Về phạm vi sửa đổi, so với Luậttổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2002, giảm 04 chương nhưng tăng thêm 60 điềuluật.
Thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tưpháp của Quốc hội cơ bản tán thành về sự cần thiết và các quan điểm xây dựng dựán Luật. Tuy nhiên, để thể chế hóa rõ hơn quy định của Hiến pháp (sửa đổi) vàcác chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp thì cần bổ sung quan điểm về cơcấu, tổ chức bộ máy, cán bộ của Viện Kiểm sát phải được tổ chức khoa học, gọnnhẹ, hiệu quả; kết hợp hài hòa giữa tính độc lập tuân theo pháp luật của mỗicấp Viện Kiểm sát, của mỗi Kiểm sát viên với sự chỉ đạo của Viện trưởng và sựchỉ đạo, lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;bảo đảm phù hợp với đặc điểm cụ thể của Việt Nam, đủ điều kiện và năng lực thựchiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thảo luận tại phiên họp, Ủy banThường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật cần bám sát vào Hiến pháp mới, tinhthần nội dung của cải cách tư pháp và những vấn đề vướng mắc trong thực tiễnhiện nay để sửa đổi căn bản và toàn diện về tổ chức, hoạt động của Viện Kiểmsát nhân dân, bảo đảm mục tiêu xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tậptrung cho ý kiến về vai trò của Ủy ban kiểm sát; chế định kiểm sát viên; ngạchkiểm sát; cơ chế tuyển chọn kiểm sát viên; nhiệm kỳ, tuổi làm việc của kiểm sátviên; thẩm quyền điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tư pháp; thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sátnhân dân; thẩm quyền quyết định biên chế, số lượng, cơ cấu kiểm sát viên, điềutra viên, viên chức và nhân viên; kinh phí hoạt động của Viện Kiểm sát nhândân…
Trong đó, đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất của hệ thống pháp luật, trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp, pháp luật;thể chế hóa quy định của Hiến pháp (sửa đổi), một số định hướng cải cách tưpháp của Đảng liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân,Viện Kiểm sát Quân sự là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Theo Chủ tịch Quốc hội NguyễnSinh Hùng và nhiều đại biểu, cùng với việc quy định về quyền con người, Hiếnpháp mới đã giao cho Viện Kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảovệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Do đó, dự thảo Luật cần thểhiện rõ hơn vai trò của Viện Kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp; quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động,quyền hạn của Viện Kiểm sát nhân dân theo đúng tinh thần mà Hiến pháp mới đãquy định, từ đó mới xác định được yêu cầu phải tổ chức như thế nào để đảm bảothực hiện chức năng, nhiệm vụ đó.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngânsách Phùng Quốc Hiển cũng đề nghị cơ quan soạn thảo hết sức chú ý đến việc đổimới của Hiến pháp, đặc biệt là Ðiều 107 quy định về quyền hạn, trách nhiệm củaViện Kiểm sát nhân dân trong Hiến pháp vừa sửa đổi.
Theo ông, dự thảo đã cụ thể hóarất nhiều về việc bảo vệ quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên vấn đềViện Kiểm sát bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, đặc biệtlà những lợi ích về vấn đề kinh tế chưa được quy định rõ.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật PhanTrung Lý đề nghị quy định rõ hơn nội dung và mối quan hệ giữa nguyên tắc “Khithực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theopháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân” với nguyêntắc “Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” trong Hiến pháp (sửa đổi) để làm rõnội dung thẩm quyền chỉ đạo của Viện trưởng đối với Kiểm sát viên trong thựchiện nhiệm vụ.
Giải trình thêm, Viện trưởng ViệnKiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ 3 vấn đề trong Hiến pháp mớiđược thể hiện trong dự thảo. Một là tăng vai trò kiểm sát quyền lực trong cácgiai đoạn tố tụng của Viện kiểm sát, thể hiện rất rõ trong việc giao cho cơquan Viện kiểm sát có vai trò điều tra, xác minh trong nhiều trường hợp, mởrộng trường hợp điều tra xác minh đối với một số vụ án chứ không phải chỉ giớihạn trong quy định của luật cũ.
Thứ hai, đảm bảo việc các cơ quantiến hành tố tụng khi ban hành các quyết định, nhất là các quyết định hạn chếquyền con người, đều phải có giám sát chặt chẽ của Viện Kiểm sát.
Thứ ba là thể hiện trong nhữngnguyên tắc hoạt động của Viện Kiểm sát như nguyên tắc tập trung thống nhất lãnhđạo, nguyên tắc kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố chỉ tuân theo luật…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cơbản tán thành việc thành lập Ủy ban kiểm sát, nhưng cân nhắc thẩm quyền theotừng loại vụ việc; đồng thời đề nghị rõ 2 nhiệm vụ rõ ràng của kiểm sát viên đãđược quy định trong Hiến pháp là công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Về cơ chế tuyển chọn kiểm sátviên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất có Hội đồng tuyển chọn để giúpViện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khi quyết định nhân sự, đảm bảochính xác, khách quan, đúng tiêu chuẩn điều kiện, kết hợp giữa tuyển chọn vàthi tuyển./.
Theo TTXVN