Tác phẩm Mỗi từ là một chú chim đang chờ ta dạy hót như một minh chứng tuyệt vời về tài năng văn chương của Daniel Tammet - tác giả sở hữu cuốn sách bán chạy Sinh vào ngày xanh.
Trở về quá khứ cùng nhà văn,ốnsáchbậtmívềbíẩncủangôntừbang xep hang duc 2 bạn đọc sẽ vỡ lẽ lý do tên gọi “Cleopatra” không được phép sử dụng ở Iceland. Hay tại sao chiếc đồng hồ lại “nói chuyện” được với người Nahua ở Mexico? Thậm chí, viễn cảnh các nhà nghiên cứu AI có thể tạo ra đối thoại thực sự giữa con người và máy móc sẽ xuất hiện trong tương lai.
Đọc sách, độc giả sẽ phát hiện được nhiều điều lý thú chỉ có ở ngôn ngữ. Mỗi từ là một chú chim đang chờ ta dạy hótđược ví như một chuyến du hành quay về quá khứ cùng tác giả, nhằm phác họa một bức tranh đầy tính nhân văn và nghệ thuật chơi chữ “đỉnh cao” của ngôn từ, bao gồm cả ngôn ngữ ký hiệu.
Sách Mỗi từ là một chú chim đang chờ ta dạy hót.Ảnh: Sơn Trà. |
Vận dụng tài năng văn chương của mình, “phù thủy của những con số” liên tục nhào nặn sao cho mọi sự thật ẩn sâu bên trong mỗi con chữ được thành hình rõ ràng. Sách còn cung cấp khía cạnh từ nhiều nền văn hóa khác nhau, bao gồm cả văn minh đã lụi tàn như Esperanto (một ngôn ngữ nhân tạo cuối thế kỷ 19) từng được xem là tiếng nói toàn cầu.
Bạn đọc sẽ ngỡ ngàng với từng khám phá sâu sắc qua 15 chương. Daniel Tammet đã rất rộng lượng khi chấp nhận nhiều hình thức và phong cách giao tiếp khi đặt chân đến từng mảnh đất của ngôn từ. Có thể nói, sự nhiệt huyết trong tác giả đã làm cho những chủ đề hẹp như: tên trẻ em ở Iceland, hay sự phức tạp khi bàn về L'Academie Francaise (Viện Hàn lâm Pháp) trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Nhà văn người Mỹ gốc Hoa - Amy Tan bày tỏ sự hứng thú về trí tuệ ngôn ngữ đáng kinh ngạc của người viết. Mỗi từ đơn lẻ do Daniel Tammet đặt bút đều gợi lên những trải nghiệm phong phú, đây là một khả năng bẩm sinh mà bất kỳ người yêu thích ngôn ngữ nào cũng phải “há hốc”.
Điển hình ở chương “Ngữ pháp của điện thoại”, tác giả đặt ra nghi vấn khi có điện thoại gọi đến thì nên trả lời sao cho phải? Nếu mở đầu bằng câu như “chào buổi sáng, thưa bà” hay “chào buổi tối thưa, ông” thì sẽ gặp rắc rối. Bởi buổi sáng ở đầu dây bên này có thể là buổi chiều ở bên phía đầu dây còn lại. Người được chào là “bà” có khi hóa ra là “ông”. Ban đầu, hô lên “Ahoy” là cách bắt đầu cuộc hội thoại, nhưng không lâu sau đã thay thế bằng từ “Hello”. Từ nguyên của hello là hallo - tiếng giục chó săn đi tiếp - ở thế kỷ 14; đây cũng là nguồn gốc của từ holler [tiếng la hét]. Xa hơn nữa, từ hail [xin chào] cũng sử dụng những âm thanh tương tự để nói với sự hiện diện vô hình của Chúa.
Đây là cuốn sách có thể mang đến cho bạn đọc những phút giây sống chậm và niềm vui trong giao tiếp. Daniel Tammet “khai quật” kha khá thứ đã bị lãng quên, từ những từ tượng thanh của người Nahua ở Mexico, đến quy luật đặt tên ở Iceland, hoặc sự thách thức của việc dịch Kinh Thánh cho một bộ tộc chưa từng thấy sữa hay mật ong ở Thái Bình Dương, thậm chí là nỗ lực giữ cho ngôn ngữ bản địa của đảo Man tồn tại.
Dù Mỗi từ là một chú chim đang chờ ta dạy hót có thể xem là công trình về ngôn ngữ học, nhưng nó hoàn toàn không đòi bạn đọc phải có kiến thức nền tảng quá nhiều. Ngược lại, cuốn sách không bị sa lầy vào việc làm dụng các thuật ngữ của lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ, mà tác phẩm đích thị là “chân ái” cho những ai đam mê lịch sử, khảo cổ và khám phá văn hóa thế giới.
Cuốn sách là một bộ sưu tập các bài luận phản ánh sự diệu kỳ vốn cần được “đào bới” của ngôn ngữ, từ những văn tự đang chết dần chết mòn cho đến các cấu trúc câu chữ hoàn toàn mới mẻ. Quả thật, không ai có thể nghĩ Daniel Tammet là người vốn “không thoải mái” với ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Anh) và mắc hội chứng bác học tự kỷ khi đắm chìm trong 328 trang sách này.
Tác phẩm là một sự nhắc nhở về việc tôn trọng đa văn hóa và không cần quá khắt khe về tính đúng sai của ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ đều có cách nhìn nhận và diễn đạt ý nghĩa bằng hình tượng riêng, đôi khi còn bị giới hạn trong phạm vi một hay vài cộng động sử dụng nó. Mục tiêu của ngôn ngữ là giao tiếp, chúng ta không nên giới hạn thứ “công cụ” quyền lực đó để làm gián đoạn các mối liên kết với nhau.
Qua những câu chuyện cá nhân và gặp gỡ với chuyên gia, Daniel Tammet đã thành công dệt nên một “tấm thảm” với dòng hoa văn là vẻ đẹp đan xen sự phức tạp của ngôn ngữ, vừa là phương tiện, vừa là rào cản của sự gắn bó. Đúng như tựa sách, mỗi từ ngữ xung quanh đều như bài ca líu lo của những chú chim, vừa vang vừa sang, vừa êm vừa đẹp.
Bài viết của bạn đọc Sơn Trà, được gửi từ email "[email protected]".