1. Trong một bài nghiên cứu gần đây,Đấthộitụmiềnthăltd fa cup Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng đã viết trên trang Sugia.vn, rằng: “Lịch sử của Bình Dương từ 1975-2010 là lịch sử của sự cộng lực và kế thừa của 5 thế hệ người Bình Dương. Thế hệ thứ nhất, những người đã trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng với 2 thế hệ của nửa đầu và nửa sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã vượt qua những khó khăn sau chiến tranh…, từng bước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới. Vai trò của 3 thế hệ này vô cùng quan trọng vì họ đã xây dựng, bồi dưỡng được 2 thế hệ người Bình Dương sau chiến tranh: Một thế hệ trưởng thành ngay chính trong thời kỳ bao cấp và một thế hệ trưởng thành trong thời kỳ đổi mới. Cả 5 thế hệ này không chỉ là người Bình Dương tại chỗ mà có sự hội tụ tinh anh cả nước về Bình Dương”.
Hạ tầng giao thông Bình Dương đồng bộ, kết nối, đáp ứng tốt sức phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà. Trong ảnh: Quốc lộ 13 đoạn đi qua TP.Thủ Dầu Một. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Dẫn lời của Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Đáng, một người con “chính hiệu” của Bình Dương với góc nhìn nhận đó để thấy rằng, ngay từ thời trước và sau giải phóng, mảnh đất này đã có bao thế hệ con người hội tụ, xây dựng. Họ đến từ nhiều vùng miền khác nhau, với những nhiệm vụ, mục đích khác nhau, nhưng rồi họ đã “cảm”, yêu thương và ở lại dài lâu, nếu không muốn nói là trọn phần đời còn lại và những thế hệ cháu con kế tiếp. Củng cố thêm cho góc nhìn vừa nêu, Tiến sĩ Mai Hữu Tín, một doanh nhân sinh ra và lớn lên cùng Sông Bé, Bình Dương, trong một lần trao đổi với đồng nghiệp của người viết đã nói đại ý rằng, người Bình Dương hôm nay suy cho cùng có khác chăng là đến trước hay đến sau mà thôi. Lịch sử vùng đất Nam bộ, dòng người “Đàng ngoài” theo chân Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh khai canh, lập ấp phương Nam ra sao? Cư dân Đông Nam bộ, trong đó có Bình Dương xuất xứ từ đâu hẳn nhiều người đã biết, đã hiểu. Nói vậy để thấy rằng, sự hội tụ cư dân, văn hóa, kinh tế của vùng đất này là dòng chảy lịch sử dài lâu, liên tục.
25 năm Bình Dương xây dựng và phát triển, dòng chảy đó chưa dừng lại. Tiếp nối sự hội tụ, dòng chảy của lao động trẻ, lao động có trình độ, tay nghề tiếp tục chọn Bình Dương để làm việc, sáng tạo, gắn bó, đồng hành. Dòng chảy của tri thức, chất xám, của nguồn lực công nghệ, vốn liếng từ các vùng miền cả nước đổ về, từ các quốc gia mang đến sẽ cùng với người Bình Dương bản địa xây dựng nên một Bình Dương thông minh, hiện đại, thân thiện, nghĩa tình, đa sắc màu văn hóa. Trong chiến tranh, vì hòa bình của đất nước, vì sự bình yên của mảnh đất này, người cả nước đã đến, cống hiến, hy sinh và gắn bó. Trong gian khó thời hậu chiến, cũng vì mảnh đất đáng yêu này lại tiếp nối thế hệ đến đây đổ mồ hôi dựng xây cuộc sống mới. Trong tiến trình đổi mới, mở cửa, phát triển, cũng mảnh đất này mời gọi, đón nhận hàng triệu cư dân khắp các vùng miền quần tụ lại. Văn hóa, kinh tế đan xen, hòa quyện, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đoàn kết, đưa Bình Dương phát triển mạnh mẽ, vươn tới mạnh giàu.
2. Sự hội tụ từ con người đến nguồn lực, trong cũng như ngoài nước đã nhìn thấy, trở thành lực đẩy để Bình Dương thăng hoa trong hiện tại. Tiềm lực kinh tế Bình Dương đến cuối năm 2021 mạnh mẽ ra sao, những con số thống kê ấn tượng đã được nhiều tác giả đề cập, Chính phủ, bộ ngành, nhà đầu tư ghi nhận. Thoát ra và đi lên từ một mảnh đất thuần nông, Bình Dương của hiện tại là vùng đất của thu hút đầu tư, của công nghiệp và dịch vụ, đô thị phát triển với tốc độ cao. Trên địa bàn tỉnh có khoảng 52.000 doanh nghiệp (DN), trong đó có hơn 4.000 DN đầu tư nước ngoài với tổng vốn 37 tỷ USD. Cùng với đó tỉnh đã quy hoạch 33 khu công nghiệp, 8 cụm công nghiệp, trong đó có 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Thu ngân sách hàng năm của Bình Dương đạt trên 60.000 tỷ đồng, xuất khẩu trên 31 tỷ USD, thặng dự thương mại trên gần 7 tỷ USD (năm 2021)… Đó quả thực là những con số biết nói, đáng đề cập để minh chứng phần nào cho sức phát triển của kinh tế tỉnh nhà.
Công nghiệp phát triển mạnh, mở ra cơ hội việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động đến với Bình Dương. Trong ảnh: Sản xuất gỗ cao cấp ở Cty TNHHRK Resourecs KCN Bàu Bàng. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Lực hút của Bình Dương là vô cùng lớn, đặc biệt là với các nhà đầu tư. Ở mảnh đất này nhà đầu tư nhìn thấy tiềm năng, lợi thế để đặt bản doanh phát triển lâu dài. Không chỉ là nhà đầu tư, cơ hội việc làm, thu nhập, ổn định, xây dựng cuộc sống tốt đẹp cũng mở ra với hàng triệu lao động khắp các vùng miền trong cả nước, kể cả lao động tay nghề cao, chuyên gia kỹ thuật nước ngoài…
Đi tìm dấu ấn phát triển với Bình Dương không hề khó, nếu không muốn nói là hiển hiện khắp các địa bàn, khắp các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Ngoài kinh tế công nghiệp, dịch vụ, đô thị Bình Dương tăng tốc, thể hiện vóc dáng văn minh, hiện đại. Toàn tỉnh có tới 3 thành phố, 2 thị xã trực thuộc, cùng với hàng loạt thị trấn, xã ở các huyện đủ tầm theo quy hoạch. Song hành là hạ tầng giao thông kết nối liên xã, liên huyện, liên tỉnh rộng mở theo mọi ngả. Hàng ngàn km giao thông trên địa bàn tỉnh nhựa hóa, bê tông hóa, cùng những cung đường huyết mạch Quốc lộ 13, Mỹ Phước - Tân Vạn; Mỹ Phước - Bàu Bàng đủ sức “gánh vác” nền kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Rồi đây sẽ có thêm con đường nối huyện Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, cầu Bạch Đằng 2, nối với Đồng Nai, cầu đường nối với Tây Ninh, xa hơn là cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước, Vành đai 3, Vành đai 4… Tất cả là bức tranh giao thông sinh động, nâng tầm phát triển của tỉnh, của vùng và quốc gia.
Đô thị thông minh, văn minh, mục tiêu đó Bình Dương đã và đang triển khai. Đề án thành phố thông minh Bình Dương với mô hình “3 nhà” đã bắt đầu từ năm 2016, tiến trình xây dựng vẫn tiếp tục với việc phát huy tổng thể từ nội lực đến ngoại lực. Mới nhất là việc triển khai Đề án Vùng Đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp khoa học - công nghệ, Trung tâm Thương mại Thế giới thành phố mới… Triển khai những đề án vừa nêu cùng với những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể đã từng bước mang lại kết quả, niềm tin để tỉnh nhà vươn lên tầm mức phát triển cao hơn.