Mới đây,ẹcúixuốnglauchânchocongáibịdânmạngchỉtríty le keonhacai một video lan truyền trên các mạng xã hội của Trung Quốc khiến dư luận chỉ trích gay gắt về cách dạy dỗ con cái của một người mẹ.
Hình ảnh cắt từ clip |
Câu chuyện xảy ra trên một con phố của Thượng Hải, được ghi lại trong một clip ngắn quay bởi người qua đường. Hình ảnh trong clip là một cô gái khoảng 20 tuổi ăn mặc rất thời trang đứng che ô, trong khi một phụ nữ già hơn được đoán là mẹ cô gái thì ngồi sụp dưới chân.
Người phụ nữ lớn tuổi đang dùng khăn giấy để lau chân cho cô gái, có lẽ là do đường ướt bắn vào. Nhiều người đi đường chú ý tới hai mẹ con nhưng cô gái vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra. Thậm chí sau đó cô còn hét lên với mẹ vì bà làm không đúng ý mình.
“Mẹ điên à, móng tay mẹ đang làm con đau đấy” – cô hét lên bằng giọng Thượng Hải.
Người mẹ đáp lại điều gì đó trước khi vứt mẩu giấy lên lề đường.
Sau khi video được đăng tải, nhiều cư dân mạng đã đưa ra những lời chỉ trích. “Cô bé chỉ là một nạn nhân. Bà mẹ mới cần lên án” – một người nói.
“Bà mẹ ném mẩu giấy ra đường. Chẳng có gì ngạc nhiên khi cô con gái cũng cư xử như thế” – một người khác chỉ trích.
“Một ví dụ về những ‘đứa trẻ to xác’”.
“Đứa trẻ to xác” là một khái niệm quen thuộc được sử dụng bởi nhà tâm thần học, tác giả sách người Trung Quốc Wu Zhijong – người viết cuốn “Quốc gia của những đứa trẻ to xác” vào năm 2016.
Ông phân tích, nhiều đứa trẻ sinh vào những năm 80, 90 ở nước này theo chính sách một con đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng “những đứa trẻ to xác”. Chúng được nuông chiều quá mức bởi bố mẹ, người thân.
Theo ông Wu, văn hoá lấy gia đình làm trung tâm này dẫn đến những vấn đề tâm lý và xã hội như hội chứng hoàng tử, công chúa, quá yêu bản thân… Cuốn sách này hiện đang bị cấm bởi chính quyền Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong câu chuyện hai mẹ con, một số người cho rằng việc người mẹ giúp con gái lau chân là điều bình thường khi cô bé đang mặc một chiếc váy ngắn, rất dễ bị lộ phần nhạy cảm khi cúi xuống. Một số người khác thì tự hỏi liệu người phụ nữ lớn tuổi có phải là mẹ không, hay là người giúp việc.
“Nếu mẹ tôi thấy dây giày của tôi bị tuột, bà cũng sẵn sàng cúi xuống buộc lại cho tôi, giống như khi chúng tôi về nhà, tôi sẽ giúp bà cởi giày. Chỉ trích thì dễ hơn là nhìn thấy tình yêu thương phía sau những hành động ấy” – một ý kiến khác phản biện.
Nguyễn Thảo (Theo Asia one)
Gần 10 triệu sinh viên Trung Quốc đã chuẩn bị cho 2 ngày thứ Năm và thứ Sáu tuần này từ khi họ còn học mẫu giáo.