5 giờ 30 mỗi ngày,ámđốccựtuyệtlấyvợlàmchađơnthâncủađứkq u21 những đứa trẻ ở mái ấm Phúc Lâm (xã Long An, Long Khánh, Đồng Nai) sẽ dậy làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục rồi ăn sáng. Một tiếng sau, các bé lớn đi học ở trường, các bé tuổi mẫu giáo vào lớp ngồi ngay ngắn chờ các cô đến dạy. Trên lầu, hơn 40 bé sơ sinh được 6 bảo mẫu chơi đùa cùng.
11 giờ ăn cơm trưa, 12 giờ đi ngủ. 2 giờ chiều dậy. 4 giờ 30 đi tắm rồi vào ăn cơm. 7 giờ tối mọi hoạt động sẽ kết thúc để các bé chuẩn bị lên giường đi ngủ.
Thế nhưng, mấy ngày Tết Nguyên đán vừa qua, các em không phải theo thời khóa biểu nào cả. Từ ngày 28 đến mồng 6 Tết, các cô bảo mẫu chia nhau nghỉ Tết, vì thế, bé lớn sẽ chơi, đút sữa, tắm, thay quần áo, xúc cho bé nhỏ hơn ăn.
Những đứa trẻ ở mái ấm Phúc Lâm (xã Long An, Long Khánh, Đồng Nai) và anh Nguyễn Văn Lâm (47 tuổi, Đồng Nai), người thành lập mái ấm. |
Nghe nhắc đến Tết, bé nào cũng lắc đầu không biết. Có bé đặt câu hỏi ngược lại, đó là ngày gì. Có bé hồn nhiên: “À, ngày đó là được đi tắm biển”, vì có lần các em được ba Lâm chở ra biển chơi.
Được giải thích, Tết là được ăn bánh chưng, mặc quần áo mới, đi xem bắn pháo bông và được lì xì, mặt Phúc Nam (11 tuổi) ngơ ngác. “Vài năm nữa lớn con sẽ hiểu”, anh Lâm nói với con.
Anh Nguyễn Văn Lâm (47 tuổi, Đồng Nai), người thành lập mái ấm cho biết, hơn 11 năm qua, Tết ở Phúc Lâm khác ngày thường một chút, các con được ăn nhiều bánh kẹo, trái cây hơn chứ không có quần áo mới hay nhận lì xì.
“Mỗi tháng, ăn uống, tiền học, bỉm sữa, trả lương cho nhân viên, các bảo mẫu hết hơn 200 triệu, phải gồng mình mới đủ, tôi không thể lo cho các con một cái Tết trọn vẹn”, anh Lâm giải thích.
Anh Nguyễn Văn Lâm tận tình chăm sóc cho những đứa trẻ sơ sinh. |
Mái ấm Phúc Lâm ra đời từ năm 2008. Năm đó, anh Lâm, 36 tuổi, đang làm giám đốc công ty bảo vệ, chưa lập gia đình. Một lần đi làm về qua khu công nghiệp huyện Nhơn Trạch anh thấy mọi người tụm lại, xì xào bàn tán.
Nghe loáng thoáng anh đoán có một đứa trẻ bị bỏ rơi. Dừng xe, đến gần thì thấy một bé gái còn nguyên dây rốn, nhau còn dính, thở yếu, da lở loét, sưng tấy vì bị kiến cắn.
“Nhìn bé, tôi thoáng giật mình. Lúc sau, tôi mới trấn tĩnh lại. Tôi nghĩ, cứ đưa về, nếu con không qua khỏi thì đành chịu. Nào ngờ, đến bệnh viện, bác sĩ cắt dây rốn xong con tỉnh lại”, anh Lâm nhớ đến lần nhặt được đứa con đầu tiên.
Sau khi trình báo chính quyền địa phương, anh đưa bé về nuôi, đặt tên con là Nguyễn Ngọc Phương Vy. Thấy con trai đưa trẻ sơ sinh về nhà, mẹ anh Lâm rất thích. Bà hết tắm rửa, đút sữa, ru ngủ, còn giành nuôi Phương Vy. Ủng hộ nhưng bà giao kèo cho con trai, chỉ được nuôi một bé, còn dành thời gian lấy vợ.
Anh Lâm ban đầu dự định chỉ nuôi 1-2 bé bằng chính thu nhập từ việc kinh doanh công ty bảo vệ, công ty tổ chức sự kiện và quán cà phê của mình. Thế nhưng, cơ duyên với các em bé bị cha mẹ rũ bỏ cứ liên tiếp đến với anh. Tính đến nay, Phúc Lâm đang nuôi 84 bé bị bỏ rơi. Mỗi bé đến đây là một câu chuyện và hầu hết bị bệnh tim, hở hàm ếch, không có hậu môn hoặc sinh non nhưng được ba Lâm yêu thương như nhau.
Câu chuyện của Phúc Nhân làm anh Lâm nhớ mãi. “Con đến với tôi tội nghiệp lắm. Người ta bỏ con trong chiếc giỏ, để ở bụi chuối. Nghe mấy con chó sủa inh ỏi, tôi lại gần thì thấy con bị dị tật, miệng và mũi là một, hai mắt chỉ là cục thịt”, ông bố quê Đồng Nai nhớ lại...
Mỗi bé đến với mái ấm Phúc Lâm là một câu chuyện và hầu hết bị bệnh tim, hở hàm ếch, không có hậu môn hoặc sinh non... |
Anh Lâm cho biết, hiện nay, mỗi ngày các bé bị bỏ rơi đến với mái ấm ngày càng tăng lên. “Có tháng, tôi nhận đến 5 bé. Cứ khi nào tôi đau đầu, chóng mặt, bụng đau râm ran thì có một bé được mang đến, khi bỏ trước cổng, khi bỏ bên kia đường, có khi tôi nhặt được bên bãi rác.
Người ta nhẫn tâm như vậy, nếu mình không dang tay đón các bé thì tương lai một sinh linh bé bỏng sẽ ra sao”, anh Lâm nói, quyết định không lấy vợ để toàn tâm với đàn con của mình.
Ông Đặng Minh Tân, chủ tịch UBND xã Long An cho biết, mái ấm Phúc Lâm được chính quyền địa phương cấp phép hoạt động từ năm 2014. Thời gian đầu, anh Lâm chỉ thuê phòng trọ rồi thuê bảo mẫu để chăm sóc các bé. Hiện nay, cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc nơi đây trở nên khang trang hơn.
Xem thêm video: Chị giúp việc nhận nuôi bé bị bỏ rơi
Thương đứa trẻ bệnh tật, bị mẹ bỏ rơi, chị Tha mang về chăm sóc, bù đắp tình mẫu tử cho em, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.