Kỳ tích từ những đột phá
Cách đây 25 năm,Độtpháhơnnữađểkhátvọngsớmthànhhiệnthựbảng xếp hạng giải scotland nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế đặc trưng của từng vùng, Trung ương đã quyết định chia tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước từ ngày 1-1-1997. Kể từ đó, hai tỉnh Bình Dương, Bình Phước cùng bước vào thời kỳ phát triển mới, với những bước đi đột phá đầy ấn tượng nhằm phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), cải thiện và nâng cao cuộc sống của nhân dân.
Trải qua 1/4 thế kỷ, với truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo cùng trí tuệ, bản lĩnh và nghị lực kiên cường, Đảng bộ, chính quyền vànhân dân Bình Dương đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, giành được những thành quảphát triển trên nhiều lĩnh vực từKT-XH, quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 2001 đến nay, Bình Dương đã đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, xây dựng đô thị Bình Dương hiện đại, văn minh, giàu đẹp.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, một mô hình công nghiệp đô thị kiểu mẫu tại Bình Dương. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Một trong những thành công có tính bước ngoặt trong phát triển kinh tế của tỉnh đó là chủ trương phát triển công nghiệp, xem đây là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu KT-XH. Trên cơ sở đó tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Từ 7 khu công nghiệp với diện tích trên 1.600 ha vào năm 1997, đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670 ha (diện tích cho thuê trên 87%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích gần 800 ha (diện tích cho thuê đạt khoảng 67,4%). Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2020 đạt 9,35%/năm, bằng 1,4 lần bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 155,7 triệu đồng vào năm 2020. Tính đến hết tháng 10-2021, tỉnh đã thu hút trên 4.000 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 36,95 tỷ đô la Mỹ (tăng gấp 30 lần về số dự án và 30 lần về số vốn so với năm 1997); gần 48.500 doanh nghiệp trong nước đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký là trên 434.700 tỷ đồng (tăng hơn 40 lần về số doanh nghiệp và hơn 90 lần về vốn so với năm 1997). Đến năm 2020, 49/49 xã của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, sớm hơn 1 năm so kế hoạch và được Trung ương đánh giá cao.
Tỉnh đã tập trung thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, bảo đảm mọi người dân đều được chăm lo, thụ hưởng đầy đủ và công bằng từ các thành quả phát triển kinh tế. Tỉnh cũng huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển giáo dục, y tế và giải quyết tốt các vấn đề đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động. Công tác giảm nghèo đạt thành tựu quan trọng, từ năm 2017 Bình Dương được công nhận không còn hộ nghèo theo chuẩn của Trung ương và tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn riêng của tỉnh còn dưới 1%.
Công tác xây dựng Đảng vàhệthống chính trịtrong sạch vững mạnh luôn được chútrọng để đáp ứng yêu cầu ngang tầm nhiệm vụ. Quốc phòng - an ninh luôn được củng cố, giữ vững, lực lượng vũ trang của tỉnh ngày càng lớn mạnh góp phần bảo đảm anh ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; hoạt động đối ngoại được tăng cường và ngày càng mở rộng, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Bình Dương với bạn bè trong và ngoài nước. Liên tiếp nhiều năm liền Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, đồng thời là địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương cao thứ 3 cả nước. Bình Dương đã được công nhận là thành viên Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới và Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới vinh danh là 1 trong 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới trong 3 năm liền từ 2019-2021.
Tranh thủ thời cơ, tận dụng lợi thế
Trong giai đoạn phát triển tới, nhiều thời cơ và thuận lợi đan xen với các khókhăn vàthách thức. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mởra nhiều cơ hội đểphát triển nhanh hơn nữa. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn đang làthách thức đối với quá trình phục hồi và phát triển KT-XH của tỉnh. Trong bối cảnh đó, Bình Dương xác định sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ, tăng cường sự đoàn kết, nhất trí trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân; không ngừng tìm tòi, năng động, sáng tạo, biết nghĩ, dám làm, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách để thực hiện khát vọng vươn lên. Đồng thời, tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng kế thừa và phát huy một cách tốt nhất những thành quả, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị...
Bên cạnh đó, tỉnh chú trọng phát huy tối đa lợi thế so sánh của địa phương, đi đôi với việc tranh thủ, huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự phát triển; chú trọng phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, xem đây là bước đột phá chiến lược; đồng thời tiếp tục xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, hạ tầng cơ sở; bảo đảm phát triển kinh tế gắn với tiến bộ công bằng xã hội trong từng bước phát triển, trong đó chú trọng phát triển bền vững, xây dựng thành phố thông minh, phát triển xanh.
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định lộ trình đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó tỉnh sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là: Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, theo hướng tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - công nghệ; đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao tương xứng với phát triển công nghiệp và đô thị; tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tập trung xây dựng đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Tỉnh không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nên những động lực mới, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển KT-XH; sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước, đồng thời huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp, dịch vụ và đô thị; chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông để mở rộng kết nối vùng, khu vực, tạo động lực để thúc đẩy phát triển KT-XH.
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, tỉnh tiếp tục quan tâm và chú trọng đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực văn hóa - xã hội, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, nhất là về giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, các thiết chế văn hóa phục vụ cho người dân và công nhân lao động; thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế, gắn với quốc phòng - an ninh; tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh tế quốc tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu và xây dựng thành phố thông minh Bình Dương; tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Với khát vọng vươn lên cùng truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo được vun bồi qua nhiều thế hệ, tin rằng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, là đô thị thông minh của vùng và cả nước.
Một trong những thành công có tính bước ngoặt trong phát triển kinh tế của tỉnh đó là chủ trương phát triển công nghiệp, xem đây là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu KT-XH. Trên cơ sở đó tỉnh đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Từ 7 khu công nghiệp với diện tích trên 1.600 ha vào năm 1997, đến nay, toàn tỉnh có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670 ha (diện tích cho thuê trên 87%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích gần 800 ha (diện tích cho thuê đạt khoảng 67,4%).