Xác định người lao động (NLĐ) là vốn quý,ướngvềngườilaođộngbằngnhiềuhoạtđộngthiếtthựchiệuquảtin soi kèo bóng đá mỗi năm, Bình Dương tổ chức hàng trăm hoạt động chăm lo cả vật chất lẫn tinh thần cho NLĐ. Các đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa cho đoàn viên, công nhân lao động như xây dựng nhà ở, chăm lo cho NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ốm đau, tai nạn lao động...
Hướng về người lao động
Còn nhớ những tháng đầu năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cùng với đó chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp “đông cứng, khóa chặt” để dập dịch, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã linh động, đề ra các giải pháp chăm lo NLĐ hết sức hiệu quả. Bên cạnh nỗ lực tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đến từng nhà máy, khu nhà trọ, thành lập các tổ phòng, chống Covid-19 tại từng công đoàn cơ sở (CĐCS), việc chăm lo về nhu yếu phẩm, từng bữa ăn cho NLĐ được các đơn vị, địa phương đặc biệt quan tâm. Trong đó, công đoàn các cấp đã vận dụng tất cả mối quan hệ với doanh nghiệp, nhà hảo tâm cả trong và ngoài tỉnh để dồn sức chăm lo cho NLĐ. Qua đó, hàng trăm, thậm chí cả ngàn tấn rau củ quả và các nhu yếu phẩm khác được công đoàn các cấp vận động, hỗ trợ đến từng căn nhà trọ... Thời điểm ấy, mỗi công đoàn viên là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh thăm, tặng quà từ Quỹ “Hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” cho bà Lương Thị Bẹ, công nhân Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (TP.Thuận An)
Dịch bệnh qua đi, để lại gánh nặng to lớn. Đó là bao gia đình mất người thân, hàng trăm trẻ em mồ côi cha, mẹ. Một lần nữa, tỉnh lại đề ra các hoạt động chăm lo NLĐ thiết thực hơn, tiếp tục mở ra nhiều hoạt động chung tay hỗ trợ cho trẻ mồ côi do Covid-19, giúp con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường. Khoảng 2 năm nay, sau dịch bệnh là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất, NLĐ thiếu việc làm, giảm thu nhập. Vậy là các đơn vị, địa phương vừa thực hiện kết nối thông tin tìm việc cho NLĐ, vừa đề ra các hoạt động chăm lo vật chất cụ thể.
Bà NGUYỄN KIM LOAN, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh:“Bên cạnh các hoạt động chăm lo đời sống NLĐ tỉnh nhà đã làm được, tôi kỳ vọng Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục có thêm những cơ chế, quyết sách thiết thực hơn đối với đoàn viên công đoàn, công nhân lao động, nhất là chính sách cho lao động nữ, lao động có hoàn cảnh khó khăn. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm triển khai các thiết chế công đoàn, các chế độ hỗ trợ để đoàn viên, NLĐ được thuê, mua nhà ở xã hội; chế độ, chính sách cho cán bộ công đoàn để giúp các địa phương đông đoàn viên, công nhân lao động, trong đó có Công đoàn Bình Dương có thêm điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được tốt hơn, góp phần vào sự phát triển chung của Công đoàn Việt Nam”. |
Bên cạnh các dịp lễ, tết, Tháng công nhân có nhiều hoạt động chăm lo lớn cho hàng trăm ngàn lao động khó khăn, những người không có điều kiện về quê đón tết, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh chỉ đạo các cấp công đoàn, CĐCS thường xuyên kết nối với chủ lao động có các hoạt động chăm lo thiết thực cho NLĐ. Đó là mở ra các phiên “chợ 0 đồng”, các phiên chợ bán hàng giá gốc, siêu thị bán hàng giảm giá ngay tại doanh nghiệp. Đi cùng với đó là các hoạt động chăm lo khác như hỗ trợ tiền xăng, tiền thuê trọ, hỗ trợ trẻ em đến trường; tổ chức các sân chơi thể thao, hội thi, hội diễn ở CĐCS để chăm lo tốt hơn cho NLĐ.
Mỗi năm, chương trình “Mái ấm công đoàn” được nhân rộng, LĐLĐ tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay xây dựng nhiều hơn. Nhờ đó mà nhiều NLĐ có hoàn cảnh khó khăn đã có nhà. Một chương trình khác luôn đồng hành, giúp hàng trăm lao động vượt qua khó khăn, ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động... là Quỹ “Hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”. Mới đây, khi nhận được hỗ trợ từ nguồn quỹ này, bà Lương Thị Bẹ, công nhân Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (TP. Thuận An) đã xúc động chia sẻ: “Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ công nhân lao động mà các cấp công đoàn trong tỉnh thực hiện thì Quỹ “Hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” là “cứu cánh” cho NLĐ khi không may gặp khó khăn, hoạn nạn. Mỗi phần hỗ trợ 10 triệu đồng là số tiền lớn cho NLĐ. Tôi mong muốn nguồn quỹ ngày càng to lớn, giúp được nhiều lao động hơn trong thời gian tới”.
Chăm lo đời sống tinh thần
Giải vô địch bóng đá công nhân toàn quốc 2023 được tổ chức tại Bình Dương đã tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên, công nhân lao động
Bên cạnh chăm lo về vật chất, các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho NLĐ trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm với nhiều hoạt động hơn trước. Nhằm thực hiện hiệu quả công tác chăm lo đời sống tinh thần cho NLĐ, LĐLĐ tỉnh đã đề ra các giải pháp, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các cấp công đoàn nghiên cứu, đổi mới và đa dạng các hoạt động; phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch tăng cường các hoạt động, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp, khu vực có đông công nhân lao động sinh sống. Cùng với đó, những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh luôn quan tâm đến đời sống NLĐ cả vật chất lẫn tinh thần, tạo điều kiện về quỹ đất và kinh phí để tổ chức công đoàn xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần cho đoàn viên, công nhân lao động.
Trong 5 năm (2018-2023), công đoàn các cấp Bình Dương đã nỗ lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ. Kết quả, đã có hơn 5 triệu lượt đoàn viên, NLĐ được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 2.296 tỷ đồng từ nguồn tài chính công đoàn, ngân sách và nguồn vận động. |
Mỗi năm, hàng trăm hoạt động thể dục thể thao như các giải bóng đá, bóng chuyền, chạy, cầu lông... được LĐLĐ tỉnh phối hợp với các địa phương, CĐCS tổ chức, tạo sân chơi lành mạnh cho NLĐ vào các dịp lễ, tết, Tháng công nhân. Đặc biệt, trong năm 2023 này, Bình Dương là đơn vị đầu tiên được Ban Tổ chức Giải vô địch bóng đá công nhân toàn quốc 2023 chọn tổ chức vòng chung kết. Trước đó, Bình Dương còn được chọn làm đội chủ nhà tranh vòng loại khu vực Đông Nam bộ của giải đấu.
Có thể nói, khoảng thời gian diễn ra vòng chung kết giải đấu đã trở thành ngày hội thực sự cho NLĐ tỉnh nhà và các tỉnh, thành bạn. Ban Tổ chức giải đã phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức các chương trình vui chơi giải trí song hành, đêm nhạc giao lưu với ca sĩ, chương trình bốc thăm trúng thưởng, có hàng trăm doanh nghiệp tham dự phiên chợ bán hàng giảm giá, giá gốc cho NLĐ. Ban Tổ chức còn trao hàng chục phần học bổng cho học sinh nghèo; LĐLĐ tỉnh tặng hàng chục suất quà cho NLĐ từ Quỹ “Hỗ trợ công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”...
Một sân chơi không kém phần ý nghĩa dành cho NLĐ tỉnh nhà và ngày càng được nâng tầm đó là hội thi tiếng hát NLĐ Bình Dương. Với chủ đề “Điểm hẹn giờ tăng ca”, năm nay hội thi thu hút 200 CĐCS trên địa bàn tỉnh tham gia với 400 tiết mục ở 3 thể loại đơn ca, song ca, hợp ca. Hội thi được tổ chức hàng tuần, phát trực tiếp trên Zalo, Facebook, có hàng trăm ngàn NLĐ xem trực tuyến, trực tiếp...q
QUANG TÁM