Táo mèo
Ở Việt Nam,ămQuýMãotìmhiểutácdụngcủavịthuốctêncóchữmèkèo 1/1,5 táo mèo mọc hoang và được trồng nhiều ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai với độ cao trên 1.000m.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cơ sở 3, thành phần táo mèo chứa 2,76% tanin; 2,7% các axit hữu cơ và 16,4% đường.
Theo y học hiện đại, sau khi uống táo mèo, lượng enzym trong bao tử tăng, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, lượng axit béo tăng giúp tiêu hóa chất mỡ tốt hơn.
Táo mèo giúp làm hạ huyết áp, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và chống loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, táo mèo có tác dụng hạ lipid máu rõ rệt, làm giảm xơ vữa động mạch với cơ chế chủ yếu do vị thuốc tăng tác dụng bài tiết cholesterol. Táo mèo còn giúp an thần, làm tăng tính thẩm thấu mao mạch và làm co tử cung.
Theo Đông y, táo mèo là vị thuốc chủ yếu tác dụng lên bộ máy tiêu hóa.
Táo mèo được người dân vùng Tây Bắc dùng ngâm thành một loại rượu có màu nâu, vị ngọt thơm đặc trưng. Khi sử dụng với liều lượng hợp lý, rượu táo mèo giúp trị bệnh viêm khớp, cao huyết áp, kích thích tiêu hóa, giúp tóc bóng mượt. Lưu ý, không nên sử dụng rượu táo mèo khi đang đói.
Bác sĩ Vũ cho hay, do táo mèo có tác dụng giảm lipid trong máu nên không hoàn toàn tốt với nam giới.
“Lipid đóng vai trò quan trọng khi tổng hợp các chất cần cho tinh hoàn sản xuất ra tinh dịch. Uống táo mèo thường xuyên có thể làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm ham muốn của nam giới. Vì vậy, nam giới không nên dùng rượu táo mèo liên tục mà nên dùng cách ngày, hạn chế dùng nhiều một lúc”, bác sĩ Vũ lý giải.
Râu mèo
Cây râu mèo có nhiều thành phần hóa học như: orthosiphonin, một ít tinh dầu, một ít chất béo, tanin (5-6%), đường, saponin tritecpenic và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ (chủ yếu là muối kali). Bác sĩ Vũ cho hay chỉ dùng lá hoặc cành của cây râu mèo làm thuốc.
Theo y học hiện đại, cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng cường bài tiết nước tiểu, hỗ trợ điều trị sỏi thận, bệnh gout; giúp hạ đường huyết, chống oxy hóa, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, bảo vệ gan, giảm mỡ máu và chốn béo phì.
Trong y học cổ truyền, cây râu mèo có vị ngọt, hơi đắng và tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp, lợi tiểu. Cây râu mèo thường dùng để điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, tiểu tiện không thông, phù thũng, sỏi thận, đau nhức xương khớp...
Nấm mèo (mộc nhĩ)
Theo y học hiện đại, mộc nhĩ có một số tác dụng như chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng giải độc phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; tác dụng chống viêm; hỗ trợ chống đông máu, cải thiện thành mạch, giảm mỡ máu, ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh tim mạch; hỗtrợ điều trị, ngăn ngừa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
Đối với y học cổ truyền, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, thông mạch, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, nhuận táo, lợi trường vị,…
Mộc nhĩ trị các bệnh như lở, bền cơ, trường phong hạ huyết, tiểu ra máu, băng huyết; chữa xuất huyết, chảy máu cam, táo bón, suy nhược toàn thân, góp phần điều trị lỵ do nhiệt, đau răng, bệnh trĩ ra máu.
Bác sĩ Vũ lưu ý không dùng kết hợp mộc nhĩ với củ cải trắng, ốc bươu hay sử dụng sau khi ngâm nước quá lâu, có thể gây ngộ độc. Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng mộc nhĩ. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ vì có thể gây khó tiêu.
Bài thuốc trị cảm cúm dễ làm từ loại quả quen thuộcCây khế không chỉ cho quả làm thực phẩm mà còn là bài thuốc hữu ích trong y học cổ truyền.