Ấp Bến Tượng (nay thuộc xã Lai Hưng,ẤpchiếnlượcBếnTượlichj epl huyện Bàu Bàng) được Mỹ - Ngụy chọn làm nơi xây dựng ấp chiến lược kiểu mẫu để rút kinh nghiệm cho chương trình ấp chiến lược các tỉnh miền Đông Nam bộ. Địch cấu trúc ấp chiến lược Bến Tượng theo kiểu xây dựng đồn bót: Xung quanh ấp chiến lược chúng bắt dân đóng góp tre làm hàng rào (sau đó được thay bằng cọc sắt và dây kẽm gai), bên trong hàng rào là ba chiến hào bao bọc (mỗi hào rộng 3,5m, sâu 3m). Lấy đất đào hào đắp thành ba bờ đê. Ba hào sâu và ba bờ đê cao đan xen nhau, dưới hào sâu và trên bờ đê, chúng cho cắm chông và các bãi mìn dày đặc. Cùng với hệ thống lô cốt, đài quan sát trang bị súng 12,7 ly và đèn pha chiếu sáng. Bên trong ấp chiến lược có sân bay trực thăng, trại gia binh, kho vũ khí, kho để lúa gạo của dân. Trong ấp chiến lược, chúng phân chia dân ở từng khu, từng ô với bộ máy cai trị chặt chẽ từ ấp xuống tới trưởng ô, từng liên gia. Lực lượng hỗ trợ bộ máy tề xã có trung đội bảo vệ, đại đội bảo an thường trực, địch còn sử dụng ba tiểu đoàn chủ lực có cả xe tăng sẵn sàng yểm trợ khi cần thiết. Trong chiến dịch “Mặt trời mọc” (tháng 3-1962), địch đã gom dân xã Lai Hưng, một phần dân xã Chánh Phú Hòa với khoảng 3.500 người vào ấp chiến lược Bến Tượng.
Thủ đoạn kìm kẹp của địch đối với đồng bào trong ấp chiến lược rất tàn bạo. Chúng tập trung những gia đình cách mạng vào khu riêng biệt gần sân bay, bãi pháo để làm lá chắn phòng khi bị ta tấn công… Người dân sống trong ấp chiến lược nói chung chẳng khác gì một trại tập trung, mà ấp chiến lược Bến Tượng là “kiểu mẫu” điển hình. Đến giữa năm 1964, sau 92 ngày đêm bền bỉ đấu tranh liên tục, việc phá ấp chiến lược Bến Tượng đã kết thúc thắng lợi. Hơn 85% hộ gia đình lâu nay sống trong vùng kìm kẹp của địch đã bung về xóm cũ làm ăn; hơn 3.000 dân được giải phóng.
C.T