Bố mẹ tôi chỉ có hai cô con gái. Tôi là chị cả,ôimáuvớilýdongoạitìnhcủaemrểtỷ số bóng đá indo năm nay tôi 34 tuổi, em gái tôi 29 tuổi.
4 năm trước, em gái tôi lên xe hoa về nhà chồng. Cả gia đình tôi đều lo đám cưới cho em một cách miễn cưỡng. Em gái tôi xinh xắn, có bằng cấp, có công ăn việc làm ổn định, đồng lương khá. Trong khi đó, em rể của tôi chỉ học hết cấp ba rồi đi làm thợ xây. Bây giờ có tiền, cậu ấy mới mua được chiếc xe taxi để chạy.
Người ta bảo, tình yêu chẳng thể phân biệt bằng cấp, sang hèn. Tôi cũng không phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, tôi lo cho em gái mình. Sự khác biệt về văn hóa, trình độ sẽ khiến những cuộc mâu thuẫn trở nên khó giải quyết hơn.
Em gái tôi từ nhỏ lại quen sống trong bao bọc của gia đình. Em chưa bao giờ biết nói bậy, chưa bao giờ phải nghe một câu nặng lời từ những người thân của mình. Em rể của tôi thì khác. Qua tìm hiểu, tôi biết, em sống cũng phóng khoáng lắm, cũng đua đòi và cũng nói năng bậy bạ lắm.
Nhưng lo thì lo vậy, em gái tôi đã quyết gia đình không ngăn cản được thì đành phải tôn trọng em, chỉ mong các em hạnh phúc, sống chan hòa và yêu thương lẫn nhau.
Nguồn ảnh: Internet |
Đám cưới xong, em theo chồng về sống ở một căn nhà trọ nhỏ hẹp ở ngoại thành Hà Nội. Trong căn phòng, ngoài chiếc giường cưới và tủ quần áo bằng vải, hai em không có bất cứ tài sản giá trị nào. Tôi và mẹ đến chơi, nhìn căn phòng vỏn vọn 15m2 mà chảy nước mắt.
Thương con, mẹ tôi muốn đưa cả hai đứa về sống chung với bố mẹ nhưng em rể tôi không đồng ý. Nó rất khái tính, không muốn mang tiếng là “chó chui gầm chạn” nên cứ quyết tâm sống trong căn phòng trọ tồi tàn của mình.
Bố mẹ tôi giúp đỡ, nhưng chỉ giúp đỡ ngầm cho em tôi chứ không công khai vì sợ em rể của tôi tự ái.
Em gái tôi, sau khi cưới xong, sinh xong đứa con đầu lòng, thấy cuộc sống vất vả, chồng cục cằn thô lỗ, gia đình chồng ít văn hóa, cư xử thiếu tế nhị nên rất đau khổ. Dẫu vậy, em cũng không dám kể lể với bố mẹ đẻ mà chỉ nói với tôi.
Tôi thì thương em nhưng vẫn trách em dại dột. Không hiểu sao, tôi vẫn cho rằng, sự khác biệt về trình độ văn hóa và công việc sẽ dẫn đến những hậu quả không hay trong cuộc sống hôn nhân của các em sau này.
Và rồi, linh cảm của tôi đã đúng. Một năm trước, em gái tôi mắc bệnh hiểm nghèo - bệnh ung thư. Cái tin ấy đến với gia đình chúng tôi như sét đánh ngang tai. Cả nhà tôi lao vào chạy chữa và chăm sóc cho em nhưng tuyệt nhiên, gia đình bên nội bỏ mặc. Họ không có tiền nhưng sự quan tâm cũng không có luôn. Bố mẹ chồng của em còn sợ, đến thăm em sẽ bị lây bệnh ung thư!
Còn chồng của em, từ lúc biết vợ bị ung thư thì bỏ bê hẳn. Em gái tôi nằm viện nhưng họa hoặn lắm mới mang cho em được một cặp lồng cơm. Còn lại, nó cứ đi làm suốt ngày. Tiền kiếm được thì nướng vào lô đề và rượu chè.
Nửa năm sau, tôi còn biết, em rể tôi có bồ. Cô bồ đó làm ở quán cắt tóc gội đầu.
Phải nói, khi biết tin ấy, tôi uất ức vô cùng. Tôi không thể ngờ, em rể tôi lại thất đức đến vậy. Nó biết vợ đang mắc bệnh hiểm nghèo vậy mà lại nhẫn tâm đâm một nhát dao chí mạng vào tim của vợ. Vì thế, tôi đã hẹn gặp em rể để nói chuyện phải trái. Tôi không muốn em tôi phải sống những ngày cuối đời trong đau khổ vì người chồng bội bạc đến vậy.
Gặp tôi, em rể tôi không chút lo sợ. Nó trơ trẽn đến mức thành thật thú nhận. Và cái lý do khiến nó ngoại tình khiến tôi càng thêm sôi máu. Em rể tôi nói nguyên văn thế này: “Em còn trẻ, vợ thì ung thư, cả năm nay chả “làm ăn” gì. Không cặp bồ thì em thành tiên à?”.
Tôi nghe xong chỉ muốn hất cốc nước vào mặt. Tại sao lại có loại đàn ông thô bỉ đến vậy chứ. Đành rằng, nhu cầu tình dục là chuyện bình thường, nhưng vợ nó đang đau ốm, sao lại nỡ phản bội vợ trong lúc như vậy chứ?
Lê Minh
(Hà Nội)