Từ lúc rò rỉ ảnh cho đến khi màn ra mắt khép lại,ốngiPhonehaylàchếlich bong da uc HTC One A9 không ngừng được bàn tán. Cả người hâm mộ lẫn báo giới đều chung một nhận định: One A9 là một chiếc iPhone chạy Android 6.0, và có thể được bán với giá rẻ hơn.
iPhone 6 Plus và HTC One A9. |
Màn ra mắt trực tuyến trên YouTube tối qua là một sự kiện lạ lùng trong giới công nghệ. HTC thuê hẳn một sân khấu lớn nhưng không có khách mời, cũng không có những màn chào sân trang trọng quen thuộc. Hai đại diện của hãng cầm trên tay chiếc One A9 và đứng nói trước camera ghi hình để chuyển tải trực tiếp lên YouTube.
Bài thuyết trình của HTC kéo dài trong 20 phút và đột ngột kết thúc. Buổi ra mắt thu hút chưa đến 20.000 lượt xem trực tiếp trong cùng một thời điểm. Phần bình luận ngập tràn những ý kiến khen chê. Có người dự đoán đây có thể là mẫu di động cuối cùng của HTC, khi hãng đã hết ý tưởng và chạy theo iPhone. Số khác duy trì một chút lạc quan và cho rằng, One A9 có thể thành công tại một số thị trường mới nổi, chẳng hạn như Trung Quốc.
Trong quá khứ, Samsung cũng từng chấp nhận "gạch đá" khi ra mắt Galaxy S II giống iPhone về kiểu dáng lẫn giao diện. Model này là nguyên nhân dẫn đến những vụ kiện dai dẳng và tốn kém giữa Apple và Samsung, nhưng nó mở đường cho những sản phẩm đột phá về sau của dòng Galaxy S, chẳng hạn như Galaxy S3 có màn hình lớn, Galaxy S4, S5 dẫn đầu về cấu hình và camera.
Đến tận đời Galaxy S6, Samsung mới bắt đầu bước ra khỏi "vùng an toàn" của mình. Hãng vẫn ra mắt một chiếc Galaxy S6 mang dáng dấp của iPhone 6, nhưng lại có thêm hàng loạt các bản màn hình cong, thiết kế khác biệt như Galaxy S6 Edge, Galaxy S6 Edge Plus,... Hãng này cũng tự sản xuất được chip Exynos đủ sức đánh bại Snapdragon 810 của Qualcomm. Samsung dần bước ra khỏi cái bóng của Apple, và không phụ thuộc vào các nhà sản xuất vi xử lý lớn.
Ai cũng biết đến châm ngôn "khác biệt hay là chết", nhưng trong môi trường khắc nghiệt của kinh doanh công nghệ, có quá nhiều bài học cho thấy sự khác biệt chưa hẳn đảm bảo cho sự sống còn. BlackBerry Passport "kì dị" nhưng doanh số không cao và bắt buộc "dâu đen" phải tìm đến Android như một cứu cánh. Sony Xperia với thiết kế Omnibalance cũng chỉ thành công đến đời Xperia Z3 và đi vào ngõ cụt, liên tục thua lỗ. LG cố gắng ốp một miếng da bò cao cấp vào chiếc G4, đồng thời bổ sung các loại mặt lưng bằng gốm,.. nhưng việc hãng đi ngược với trào lưu "kim loại nguyên khối" của năm 2015, khiến sản phẩm chủ lực của mình dần rơi vào quên lãng.
Không chỉ BlackBerry, Sony, hay LG, bản thân HTC cũng cho thấy sự bế tắc khi không thể làm mới thiết kế của chiếc One M9, dù hãng cố gắng gắn khẩu hiệu "thiết kế không tuổi" và hướng người dùng đến trường hợp của những hãng xe danh tiếng,... Thực tế, xe hơi có thể "không tuổi", nhưng với một thiết bị có vòng đời ngắn như smartphone, "thiết kế không tuổi" mang đến sự nhàm chán, dù sản phẩm đã trải qua hàng chục khâu chà nhám, đánh bóng tỉ mỉ.
HTC có thể đang cố giống iPhone để tồn tại, rồi mới tính đến những sản phẩm khác biệt về sau. |
Việc chấp nhận mọi lời chỉ trích của người dùng lẫn báo giới để khai sinh một dòng smartphone, khởi đầu là mẫu One A9, có thể xem là một sự dũng cảm của HTC nói chung và bà Cher Wang nói riêng. Từ lúc lên nắm quyền, nữ CEO này đã mang đến sự thay đổi mới trong sản phẩm, thể hiện qua chiếc One A9: Nó giống iPhone để đảm bảo không xấu và bán tốt, giao diện đơn giản gần giống với Android gốc để mang lại trải nghiệm mượt mà nhất. Và hơn hết, One A9 cho người dùng Android cảm giác phấn khích khi được cập nhật sớm, chỉ sau các mẫu Nexus 15 ngày.
Giống iPhone, mang lại cho người dùng cảm giác của một fan iPhone, vấn đề còn lại của One A9 là mức giá. Các nhà bán lẻ cho rằng nếu HTC đặt ở mức cao, gần với những sản phẩm Android cao cấp khác, model này có thể sẽ lại "chết", dù cố gắng giống iPhone.