Sáng ngày 20/9 giờ New York,ệtNamkýhiệpđịnhlịchsửvềbiểncảlịch thi đấu giải úc trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ký Hiệp định, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia trên thế giới giải quyết vấn đề toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. Hơn 60 quốc gia tham gia ký Hiệp định trong tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Việc thông qua và ký Hiệp định là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển.
Đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật biển năm 1982, tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, hiệp định này còn gọi là Hiệp định về Biển cả, là một trong những điều ước quốc tế được chú ý nhất trong thập kỷ qua. Bộ trưởng cho biết có một số lý do chính khiến cho Hiệp định được quan tâm và ủng hộ như vậy.
Hiệp định điều chỉnh việc khai thác, chia sẻ lợi ích và bảo tồn nguồn gien biển tại các vùng biển quốc tế. Đây là một nguồn lợi mới đầy tiềm năng, thuộc vùng biển rộng lớn chiếm hơn 60% diện tích bề mặt của các đại dương mà không thuộc về quốc gia nào. Nhiều vùng ở đáy đại dương có hệ sinh thái đặc biệt giàu có, với nhiều loại gen quý hiếm, có giá trị cao cho nghiên cứu khoa học và tiềm năng kinh tế lớn, nhất là có thể tạo ra thuốc điều trị bệnh hiểm nghèo, sản xuất dược mỹ phẩm…
Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển khơi và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn nguồn lợi này.
Hiệp định này là văn kiện đầu tiên điều chỉnh toàn diện việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen biển ở các vùng biển quốc tế.
Trong những năm gần đây, nhận thức và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề đại dương và luật biển ngày càng cao, đặc biệt trong bối cảnh cạn kiệt các nguồn tài nguyên biển do khai thác quá mức, tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu… Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải gìn giữ nguồn gen tại vùng biển sâu, xa bờ, các quốc gia đã ngồi lại với nhau để xây dựng nên văn kiện này.
Mọi yêu sách không phương hại đến lợi ích chung quốc tế
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, việc ký được Hiệp định hôm nay là kết tinh của quá trình nỗ lực lâu dài của cộng đồng quốc tế, một tiến trình gần hai thập kỷ, trong đó đàm phán chính thức bắt đầu từ năm 2018, thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên Liên Hợp Quốc, kể cả nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật biển.
Việc dự thảo Hiệp định được thông qua bằng đồng thuận vào tháng 6 vừa qua, việc đông đảo các quốc gia tham gia ký Hiệp định ngay vào dịp mở ký thể hiện thành công của tiến trình đàm phán, là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
Bên cạnh mục tiêu bảo tồn, sử dụng bền vững, Hiệp định đã mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp cận, tham gia nghiên cứu và hưởng lợi từ nguồn gien ở các vùng biển quốc tế.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng có biết đây là Hiệp định thứ ba được đàm phán và ký kết trong khuôn khổ Công ước Luật biển, là một sự tái khẳng định vai trò, tầm quan trọng của Công ước với tư cách là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương. Một văn kiện quan trọng như vậy không thể không nhận được sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế.
Đối với Việt Nam, Hiệp định mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định. Hiệp định tiếp tục củng cố hệ thống văn bản pháp lý dựa trên Công ước Luật biển 1982 trong việc quản trị các vùng biển và đại dương, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hiệp định tái khẳng định Công ước Luật biển 1982 là khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển. Mọi yêu sách biển không được phương hại đến lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, phạm vi của các vùng biển quốc tế, nơi tài nguyên sinh vật biển thuộc về toàn thể nhân loại, phải được xác định thông qua và phù hợp với Công ước Luật biển 1982.
Hiệp định mở ra cơ hội cho Việt Nam và các nước đang phát triển khác được tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ biển, và được hưởng lợi về mặt kinh tế từ việc các quốc gia khác có lợi thế lớn hơn về tiềm lực tài chính, khoa học – công nghệ khai thác nguồn gien ở vùng biển khơi và chia sẻ lại lợi ích với chúng ta.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, Hiệp định tạo ra và khuyến khích những cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác biển khu vực nhằm mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển. Đó là những cơ hội để Việt Nam có thể thúc đẩy hợp tác, tăng cường đan xen lợi ích, góp phần bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa.
Việt Nam tham gia tiến trình đàm phán ngay từ đầu, và có những đóng góp thực chất trong nội dung liên quan đến xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, thành lập khu bảo tồn biển.
Sau khi ký, các quốc gia cần thực hiện thủ tục phê chuẩn, phê duyệt để chính thức trở thành thành viên của Hiệp định. Hiệp định sẽ có hiệu lực 120 ngày sau khi có 60 nước thành viên. Trong vòng 1 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định này.
Cuộc họp đầu tiên của Hội nghị thành viên Hiệp định sẽ thảo luận và quyết định rất nhiều công việc quan trọng, trong đó bao gồm việc đàm phán, thông qua thủ tục vận hành của chính Hội nghị thành viên, cũng như các cơ quan khác được thành lập theo Hiệp định, quyết định tỷ lệ đóng góp thường niên của các nước phát triển cho quỹ đặc biệt của Hiệp định, dàn xếp về tài trợ…
Các nước thành viên Liên Hợp Quốc tham gia Hội nghị Liên chính phủ sẽ phải theo sát quá trình này, nếu muốn triển khai và bảo vệ thành quả đã đạt được trong đàm phán. Để theo sát tiến trình, đóng góp vào thực thi đầy đủ và hiệu quả Hiệp định, điều đầu tiên cần thực hiện là phải sớm phê duyệt Hiệp định.
Văn Điệp và nhóm PV, BTV