1. Tuyển Việt Nam đến với AFF Cup 2020 với tư cách là ứng viên số 2 thì chắc chắn không đội bóng nào dám nhận số 1 bởi những thành công vang dội suốt 4 năm qua dưới thời HLV Park Hang Seo.
Nhưng vị thế số 1 ấy của tuyển Việt Nam nhờ thành tích,ểnViệtNamthấtbạiAFFCupthầyParktráchđượbóng đá đức hôm nay vị trí trên BXH FIFA hay đội bóng duy nhất Đông Nam Á còn chơi tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 lại không đồng nghĩa với việc quá khó đánh bại khi giải đấu bắt đầu.
Đội bóng của HLV Park Hang Seo với các cầu thủ chất lượng cao dù vẫn bất bại, không để thủng lưới... hay giành vé vào bán kết nhưng gặp trục trặc hoặc có vấn đề về lối chơi trước những đối thủ dưới tầm cả kinh nghiệm lẫn đẳng cấp.
Thất bại trước Thái Lan hay AFF Cup 2020 |
Những lo âu khi toan tính bất thành trong trận cuối gặp Campuchia với đối thủ là Thái Lan ở bán kết rốt cuộc cũng đến khi tuyển Việt Nam thất bại trận lượt đi, và không thể thắng ở lượt về để chính thức rời ngai vàng AFF Cup.
2. Không phải tới khi tuyển Việt Nam thất bại ở AFF Cup 2020 câu chuyện về một HLV Park Hang Seo bảo thủ mới được nói đến, bởi ngay từ đầu năm 2020 điều này đã được đặt ra đối với chiến lược gia người Hàn Quốc.
Khi ấy giới chuyên môn, truyền thông đã nhận ra rằng thuyền trưởng người Hàn Quốc không muốn hay không dám đột phá về lối chơi lẫn con người nên rất dễ bị đối thủ bắt bài.
được dự báo từ trước khi bắt đầu |
Và thực tế với việc suốt nhiều giải, trận đấu chỉ dùng một đội hình xuất phát kèm những phương án thay người dễ đoán, tuyển Việt Nam quá dễ bị các đối thủ lên kế hoạch khắc chế.
Những Lào, Campuchia chưa thể ngăn chặn bởi có quá nhiều gương mặt còn đủ tuổi dự 2... SEA Games nữa, Malaysia mất nhiều cầu thủ quan trọng thì không nói, nhưng khi Indonesia, Thái Lan lực tốt hơn, tuyển Việt Nam ngay lập tức... bí.
Không mới lạ lối chơi, con người đoàn quân của HLV Park Hang Seo thất bại ở AFF Cup 2020 là điều vô cùng dễ hiểu.
3. Trước khi tuyển Việt Nam bước vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022, câu chuyện HLV Park Hang Seo đặt mục tiêu như thế nào để đảm bảo sự bền vững cho đội nhà đã được nói rất nhiều lần.
Khi đó nhiều người đã cho rằng nên phân chia 2 giai đoạn đi học và đi thi ở sân chơi được coi khá vượt tầm (và thực tế đã là như vậy với 6 trận thất bại liên tiếp) cho tuyển Việt Nam để dung hoà với AFF Cup diễn ra rất sát nhau.
vì sự trì trệ, bảo thủ của HLV Park Hang Seo |
Có nghĩa để đội hình chính nghỉ ngơi và dành chỗ cho các cầu thủ dự bị “học” ở các trận gặp Nhật Bản, Saudi Arabia hay Australia, sau đó mới sử dụng những Quang Hải, Công Phượng... vốn rất giàu kinh nghiệm cho việc “đi thi” trước các đối thủ vừa tầm nhằm lấy điểm là Oman, Trung Quốc.
Phân chia rạch ròi như thế có thể đảm bảo tuyển Việt Nam thêm nhân tố mới, hay tăng chất đội hình dự bị vừa giúp các trụ cột nghỉ ngơi hợp lý nhằm hướng đến AFF Cup – giải đấu trên thực tế vô cùng quan trọng với người hâm mộ, hay cấp quản lý là VFF.
Nhưng rốt cuộc HLV Park Hang Seo không làm điều đó, tương tự như AFF Cup 2020 vừa kết thúc dù tuyển Việt Nam mang đi 30 cầu thủ và dùng 24 vốn tưởng là đổi mới, nhưng thực tế nhiều người được ra sân vài phút theo kiểu cho vui.
Hậu quả đến ngay lập tức khi AFF Cup 2020 với lịch thi đấu rất dày đủ làm các trụ cột mệt mỏi (chưa nói chấn thương), không còn là chính mình rồi thất bại như đã thấy.
Thất bại trong bóng đá có thể đến từ nhiều yếu tố, nhưng rõ ràng ở AFF Cup này HLV Park Hang Seo là người có lỗi lớn nhất chứ không phải ai khác. Vậy thì trách được ai?
Xuân Mơ
Tuyển Việt Nam chính thức chia tay ngôi vương AFF Cup sau một trận đấu không có gì quá tiếc nuối đối với thầy trò HLV Park Hang Seo trước Thái Lan.