Ông Lại Văn Hoàng,ệnmóntriệuquýôngmêngườiđànôngHàNộiphảinạonửamặtvìungthưkèo chuẩn nhà cái 69 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, ông nghiện thuốc lá từ ngày trẻ, sau này làm giáo viên vẫn hút đều, thường là nửa bao mỗi ngày. Ông cũng mê mẩn món “quốc tửu”, hầu như ngày nào cũng uống vài chén rượu, những năm gần đây ông chuyển qua uống rượu thuốc.
Dịp Tết vừa qua, ông thường xuyên thấy đau răng hàm, chảy máu khi đánh răng. Gia đình thấy ông hay nhăn nhó, nghĩ đau răng hoặc nhiệt miệng thông thường nên chỉ khuyên súc miệng nước muối.
Đến khi tình trạng đau nặng hơn, kèm thêm loét lợi, ông Hoàng mới đến trung tâm y tế quận thăm khám, lấy thuốc, nhưng uống 1 tuần vẫn không đỡ. Ông tiếp tục đến một BV lớn thăm khám, bác sĩ khuyên nằm lại viện điều trị loét miệng nhưng ông xin đơn thuốc về nhà, uống hết đơn nhưng bệnh tình không giảm.
Bệnh nhân hồi phục tốt sau phẫu thuật. Ảnh: Thúy Hạnh |
Cách đây hơn 1 tuần, ông đến BV Việt Nam – Cu Ba, Hà Nội thăm khám lại. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2 khiến bản thân ông và gia đình rất bất ngờ.
BSCK I Nguyễn Thanh Thái, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình hàm mặt, BV Việt Nam - Cu Ba cho biết, khi kiểm tra, vùng niêm mạc sau răng số 8 hàm trên trái của bệnh nhân đỏ rực, bỏng rát do khối u bị loét và xâm lấn ra xung quanh.
Khi mở cắt u, bên trong xoang đầy mủ. Để tránh khối u không tái phát và lan rộng, bác sĩ đã cắt bán phần xương hàm trên, bao gồm 6 răng hàm, khối u và các phần mềm xung quanh, lấy vạt hàm ếch bên phải chuyển sang để “vá”.
BS Thái cho biết, do vùng hàm mặt nhiều mạch máu, trong quá trình mổ, bệnh nhân bị chảy máu liên tục không ngừng, nếu không có biện pháp cầm máu, bệnh nhân có thể sốc mất máu, nguy kịch. Ngay lập tức, bác sĩ Thái yêu cầu hạ huyết áp, kẹp mạch và dùng sáp xương để cầm máu.
Ca mổ thành công sau 3,5 giờ căng thẳng. Hiện tại bệnh nhân đã có thể nói chuyện, ăn uống được bình thường, hôm nay được xuất viện.
Theo BS Thái, do diện tích nạo vét phía trong khá lớn nên phải đợi bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, bác sĩ mới làm khung răng và lắp răng giả.
Bác sĩ buộc phải cắt bán phần xương hàm trên bao hồm cả răng hàm, khối u và các tổ chức phần mềm lân cận |
Dù bệnh nhân phải khâu đến vài chục mũi dọc mặt nhưng bác sĩ cố gắng đưa mũi khâu chạy dọc nhân trung lên sát viền mũi nên khi vết thương lành, sẹo gần như không nhìn thấy.
Tại Việt Nam, theo số liệu WHO năm 2018, ung thư khoang miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong số các loại ung thư phổ biến với gần 1.900 ca mắc mới, trong đó tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 50%.
BS Thái cho biết, nguyên nhân gây ung thư khoang miệng (lưỡi, lợi, niêm mạc má, sàn miệng, môi...) chưa rõ ràng tuy nhiên theo thống kê của các Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, 75% các trường hợp ung thư khoang miệng có liên quan đến hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá bị động (hít phải khói thuốc), kế đó là các trường hợp sử dụng quá nhiều rượu bia.
Ngoài ra những người hay ăn trầu, bị tổn thương mãn tính, người có tiền sử gia đình bị ung thư... cũng có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao hơn những người khác. Đây là loại ung thư mắc nhiều hơn ở nam giới, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.
So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và cho tiên lượng điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật.
Tuy nhiên ở giai đoạn sớm, ung thư khoang miệng không có triệu chứng rõ ràng, thường bị nhầm lẫn nhiệt miệng, loét miệng nên hầu hết bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Việt Nam đến BV khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả.
Dấu hiệu ung thư khoang miệng
- Loét miệng kéo dài: Nếu trong miệng có vết loét không đau, hơi cứng, cộm nhưng 2-3 tuần không khỏi.
- Xuất hiện màu lạ trong miệng: Có thể là các vệt, đốm có màu đỏ hồng, trắng đục ở vị trí lưỡi, môi, nướu răng, niêm mạc má.
- U cục trong miệng: Một số trường hợp không bị đổi màu trong khoang miệng, không có vết loét mà xuất hiện u cục. Người bệnh có thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường hoặc sờ tay.
- Chảy máu trong khoang miệng: Chảy máu có thể tự nhiên hoặc sau khi va chạm nhẹ, sau ăn hoặc sau khi đánh răng.
- Nổi hạch vùng cổ không đau. Hạch thường gặp dưới xương hàm và dưới cằm.
Ngoài ra bệnh nhân có thể bị khó nuốt, nói khó, đau khi di chuyển lưỡi, sụt cân, mệt mỏi, khản tiếng bất thường...
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Các bác sĩ khuyên mọi người đừng bỏ qua những triệu chứng bất thường trong khoang miệng, rất có thể là diễn biến nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng.