Cô là phụ huynh,ửitácgiảbàiCháukiệtsứccháuchánnảnvàtuyệtvọngkhinghechữHỌbảng xếp hạng bàn thắng ngoại hạng anh khi nghe những gì cháu nói trong bài viết "Cháu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe chữ HỌC", cô hiểu và rất đồng cảm với cháu.
Những gì cháu nói là rất đúng với thực trạng bây giờ. Áp lực học đã đè lên vai các cháu, phụ huynh đều biết hết…
"Áp lực học đã đè lên vai các cháu, phụ huynh đều biết hết…" (Nhân vật không liên quan tới bài viết. Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Con cô vừa thi xong, và đậu vào Trường ĐH Ngoại Thương TP.HCM, nhưng kỹ năng sống của nó không có. Tuổi thơ của nó cũng như các cháu là không có, chỉ học và học.
Nhìn nó và bạn bè tới 9, 10h đêm còn chạy ngoài đường, cô thấy thật xót xa. Nhưng biết làm sao hơn? Ai cũng lo và phải học. Nếu mình không học thì làm sao theo kịp mọi người? Làm sao thi đậu? Nếu không đậu hoặc đậu trường không danh tiếng rồi có xin việc được không? Không có việc làm thì cuộc đời sẽ ra sao đây?…
Chính vì những nỗi lo đó mà phụ huynh biết con cực khổ, áp lực nhưng vẫn phải cho con đi học thêm. Vì vậy mà tuổi thơ của các cháu đã mất, và chẳng những mất mà còn vất vả cực khổ hơn người lớn rất rất nhiều…
Bảng so sánh công việc của học sinh và người lớn
| Người lớn | Học sinh cấp 2 - 3 |
Giờ hành chính buổi sáng | Làm việc | Học trong trường |
Trưa | Nghỉ ngơi ăn cơm | Học trong trường hoặc học thêm |
Giờ hành chính buổi chiều | Làm việc | Học trong trường |
17h – 19h | Nghỉ ngơi ăn cơm | Học thêm |
19h – 23h | Chơi, giải trí hoặc đi quán…. | Học thêm |
Sau 23h | Ngủ | Tự học (sau đó mới ngủ, giờ giấc tùy em) |
|
| Còn gì tuổi thơ ????????????? |