Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh,Địaphươngtựquyếttổchứctruyềndẫnphátsóngkênhthiếtyếkết quả bóng đa c1 các tỉnh phải chủ động lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về giải pháp phát sóng số các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương, để có thể ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) theo đúng lộ trình của Đề án số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Đó là khẳng định của Phó Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam (Ban Chỉ đạo) tại Hội nghị truyền dẫn, phát sóng các kênh thiết yếu của địa phương trên hạ tầng truyền hình số mặt đất khu vực Bắc Bộ diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 23/2.
Theo Quyết định 2451/QĐ-TTg, Đề án số hóa truyền hình Việt Nam được thực hiện theo 4 giai đoạn. Việc triển khai Đề án hiện đã hoàn thành giai đoạn I và 8 tỉnh thuộc giai đoạn II. Các địa bàn đã thực hiện số hóa xong bao gồm Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chủ trì cuộc họp chiều 23/2. |
Tại khu vực Bắc Bộ, giai đoạn II của Đề án số hóa truyền hình được tiếp tục thực hiện đối với 7 địa phương bao gồm các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Nguyên. Theo kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại Phiên họp lần thứ 12 của Ban Chỉ đạo, các Đài PTTH tỉnh có trách nhiệm lựa chọn doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng và đưa các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền (thiết yếu) của địa phương phát sóng không khóa mã trên hạ tầng TDPS truyền hình số mặt đất trước thời điểm ngừng phát sóng analog là 1/7/2017.
Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Tần số VTĐ, hiện nay, tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ có 4 đơn vị, doanh nghiệp TDPS truyền hình số mặt đất, bao gồm 3 đơn vị, doanh nghiệp TDPS toàn quốc (VTV, VTC, AVG) và 1 doanh nghiệp TDPS khu vực (RTB). Trong thời gian vừa qua, các đơn vị TDPS và các Đài PTTH địa phương đã bắt đầu phối hợp triển khai phát sóng các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương lên sóng truyền hình số mặt đất.
Tuy nhiên, quá trình này đang nảy sinh một số vấn đề cần quan tâm giải quyết. Cụ thể, quá trình triển khai mạng đơn tần SFN của VTV ảnh hưởng rất lớn đến việc TDPS kênh truyền hình của các địa phương. Theo báo cáo của VTV, dù là đơn vị TDPS truyền hình số mặt đất phạm vi toàn quốc, nhưng Trung tâm TDPS VTV không phải là doanh nghiệp nên chưa được phép cung cấp dịch vụ TDPS cho các Đài địa phương. Do hiện nay đang thiết lập mạng đa tần nên VTV có thể tạm thời TDPS "hộ" một số kênh chương trình thiết yếu của địa phương có độ phân giải tiêu chuẩn (SDTV) tại một số máy phát số mà không ảnh hưởng nhiều đến dung lượng của toàn mạng.
Song, sau khi thiết lập mạng đơn tần, đại diện VTV cho biết chỉ có thể bố trí được dung lượng để truyền tải miễn phí các kênh chương trình truyền hình thiết yếu cho một số ít địa phương trong khu vực. Về lâu dài, VTV có thể khó có khả năng TDPS miễn phí kênh chương trình của địa phương có độ phân giải cao HDTV trên mạng đơn tần khu vực vì chi phí lớn. Trong khi đó, hiện có 2 doanh nghiệp TDPS đã thiết lập mạng đơn tần SFN để truyền tải kênh truyền hình thiết yếu của một số địa phương ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là RTB và AVG.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện UBND, Sở TT&TT và Đài PTTH của các tỉnh Bắc Bộ thuộc giai đoạn II đều bày tỏ quyết tâm sẽ hoàn thành tắt sóng analog và phát sóng số các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương theo đúng lộ trình đã đề ra. Song, các địa phương cũng thẳng thắn nêu rõ các vướng mắc cũng như băn khoăn về hiệu quả cũng như giá cả, chất lượng dịch vụ số hóa truyền hình mặt đất do các doanh nghiệp TDPS cung cấp, trong bối cảnh nguồn chi ngân sách hạn hẹp.
Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, dù còn nhiều khó khăn thách thức, với quyết tâm, các địa phương sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó, từ nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền thiết yếu đến nhiệm vụ số hóa truyền hình được giao như Quyết định 2451/QĐ-TTg. Phó Ban Chỉ đạo Đề án số hóa tái nhấn mạnh: "Các tỉnh phải chủ động lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về giải pháp đảm bảo phát sóng số các kênh truyền hình thiết yếu của địa phương. Giai đoạn đầu triển khai nhiệm vụ số hóa truyền hình mặt đất, lĩnh vực PTTH của các địa phương có thể gặp một số khó khăn, thua thiệt nhưng như Cục Tần số đã phân tích, chúng ta sẽ được hưởng nhiều lợi ích tổng thể của cộng đồng, quốc gia".
Để giúp các địa phương tìm được giải pháp phát các kênh truyền hình thiết yếu trên hạ tầng số trong giai đoạn tới và hoàn thành mục tiêu tắt sóng analog trước 1/7, Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu các Sở TT&TT của các tỉnh phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các đơn vị trực thuộc Bộ như Cục Tần số, Cục PTTH & TTĐT, Vụ Kế hoạch tài chính để tham mưu đầy đủ, sớm cho lãnh đạo tỉnh về các phương án tổ chức TDPS, lựa chọn đơn vị, DN TDPS phù hợp.
Về phía các đơn vị trực thuộc Bộ TT&TT, Thứ trưởng giao cho Cục PTTH & TTĐT chủ trì, phối hợp với Cục TS và Vụ Kế hoạch tài chính cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các địa phương về năng lực TDPS của các đơn vị, DN cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc tổ chức TDPS các kênh thiết yếu và tổ chức thị trường TDPS nói chung để các sở TT&TT có đầy đủ thông tin tham mưu cho lãnh đạo tỉnh.
Ngoài ra, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị, DN TDPS tiếp tục rà soát kế hoạch đầu tư TDPS của mình để không những đảm bảo vùng phủ theo đúng tiến độ quy định trong QĐ 2451, giấy phép viễn thông đã được cấp cũng như các quy định pháp luật, mà còn có bước chuẩn bị tốt hơn cho việc cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu TDPS riêng của các địa phương.
Tuấn Anh