Lối sống tối giản buộc mỗi người phải thường xuyên dọn dẹp,ợđượccưngchiềuchamẹTrungQuốcbắtconxắntaydọndẹkết quả trận nhật bản vứt bỏ bớt đồ đạc không cần thiết. |
Phong cách sống tối giản bắt nguồn từ thuật ngữ “danshari” của Nhật Bản dựa trên tinh thần “càng ít càng tốt”. Những người sắp xếp nhà cửa chuyên nghiệp là người giúp khách hàng tối ưu đồ đạc và sắp xếp lại không gian sống, chỉ giữ lại những thứ thực sự cần thiết.
Cách đây vài tháng, người dọn dẹp nhà cửa đã trở thành một nghề nghiệp được chính thức công nhận ở Trung Quốc, theo thông tin từ Bộ Nhân lực và An sinh xã hội.
Lý do cho việc này là kể từ sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành, ngày càng nhiều người Trung Quốc bị mắc kẹt trong chính căn hộ của mình nhằm tuân thủ các chính sách giãn cách và làm việc tại nhà. Điều này kéo theo nhu cầu dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và gọn gàng vì ngôi nhà trở thành môi trường người ta dành thời gian ở nhiều nhất.
Theo thống kê, vào cuối năm 2020, hơn 7.000 người dọn dẹp nhà cửa ở nước này đã được đào tạo chuyên nghiệp. Hơn 40% trong số đó đã kiếm được hơn 100.000 nhân dân tệ (360 triệu đồng) mỗi năm – mức thu nhập trên trung bình ở hầu hết các thành phố của Trung Quốc.
Ngành công nghiệp này cũng cần tuyển thêm gần 20.000 nhân sự nữa trong vòng 2 năm tới để đáp ứng nhu cầu thị trường, đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa tin hồi tháng 3 năm nay.
“Mức sống được cải thiện và sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cũng như dịch vụ giao hàng khiến người ta mua nhiều hơn những thứ họ không cần” – bà Han Yien, người sáng lập Yien Organization – một công ty chuyên cung cấp dịch vụ dọn nhà, cho hay.
“Nếu không vứt bỏ đồ đạc thường xuyên, nhiều ngôi nhà sẽ sớm chứa đầy những vật dụng không cần thiết. Môi trường làm việc với nhịp độ nhanh, họ phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ dọn dẹp nhanh chóng và tiện lợi”.
Trong khi đó, các nhà giáo dục và chuyên gia đang hi vọng có thể lôi kéo được trẻ em và thanh thiếu niên bắt tay vào công việc này ngay tại nhà mình.
Ông Lei Ziping, hiệu trưởng Trường trung học thuộc ĐH Nottingham Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc), cho biết, trong một hội nghị hôm 23/5 rằng, vài năm qua, trường của ông đã cung cấp một khoá học dọn dẹp. Ông tin rằng nó rất quan trọng để trau dồi phẩm chất ưu tú cho các học sinh ở nội trú.
“Một số học sinh có thái độ thờ ơ và điều này có thể khiến các em khó khăn trong việc thực hiện”. Ông Lei cho rằng kỹ năng dọn dẹp có thể góp phần hình thành phẩm chất và tính cách của một con người. “Nếu trẻ học được kỹ năng này sớm, nó có thể mang lại nhiều lợi ích cho các em”.
Một nữ sinh viên với tủ đồ của mình ở ký túc xá. |
Theo kinh nghiệm của bà Han, sinh viên đại học phải học cách sống độc lập – một kỹ năng không phải tự nhiên có. Bà nhận thấy rằng nhiều sinh viên không biết cách sắp xếp không gian sống hạn hẹp của những căn phòng ký túc xá, chỉ biết ném mọi thứ khắp nơi. Đó là một phần lý do bà bắt đầu cung cấp dịch vụ dọn dẹp miễn phí ở một số trường đại học trong nước.
“Hầu hết trẻ em Trung Quốc được bố mẹ cưng chiều. Khi lên đại học, họ cảm thấy khó khăn khi phải sống trong môi trường tập thể”.
Bà Han và nhóm của mình đã hướng dẫn kiểu “cầm tay chỉ việc” cho các sinh viên, chỉ cho họ cách dọn dẹp căn phòng ký túc xá bừa bãi của mình. “Khi phát triển được kỹ năng tổ chức, họ sẽ dần biết lập kế hoạch cho không gian sống, sau đó là lên kế hoạch cho cuộc đời mình”.
Việc dọn dẹp cũng mang lại cho trẻ cảm giác có được thành tựu – thứ đôi khi còn thiếu ở Trung Quốc, ông Luo Wenping, chuyên gia tư vấn tại Trung tâm Sức khoẻ tâm thần thuộc ĐH Y học cổ truyền Thành Đô, nhận định.
Chị Lin Qinghong trở thành một người dọn dẹp chuyên nghiệp từ năm 2017 sau khi tham gia một khoá đào tạo ở Phúc Kiến. Cho đến nay, người phụ nữ 35 tuổi và nhóm của cô đã cung cấp dịch vụ dọn dẹp cho hơn 60 hộ gia đình, tương đương 900 giờ dọn dẹp.
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa, Lin còn muốn kết hợp với việc nuôi dạy con cái và giáo dục. Cô đã thuyết trình trước công chúng về công việc và sứ mệnh của mình. Cô cũng có một bài nói chuyện tại trường học của con gái.
“Các bậc cha mẹ Trung Quốc muốn cho con cái mình những thứ họ nghĩ là tốt nhất. Họ mua cho chúng đủ loại đồ đạc và đăng ký cho chúng tham gia nhiều lớp học. Họ sợ rằng con mình sẽ thua ngay từ vạch xuất phát” – Lin nói.
“Nhưng một môi trường sống sạch sẽ và các mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình mới là điều thực sự mang lại cho trẻ một khởi đầu thuận lợi”.
Khi Lin có buổi nói chuyện đầu tiên tại TP Tuyền Châu vào tháng 5/2018, rất ít người từng nghe nói về công việc dọn dẹp như một nghề chuyên nghiệp. Nhưng đến tháng 10 năm đó, cô nhận thấy rằng nhiều người đã quen với xu hướng tối giản nhà cửa.
“Nó lan truyền rất nhanh. Nhiều người nhận ra tầm quan trọng của môi trường sống và điều này cũng có lợi cho việc cải thiện các mối quan hệ gia đình”.
Đăng Dương(Theo The Sixth Tone)
Để tiết kiệm chi tiêu, Qiao Sang (31 tuổi, Trung Quốc) không sắm quần áo mới, thường xuyên bỏ bữa và chỉ dám mua thực phẩm sắp hết hạn ở siêu thị.