(BDO) Sáng 16-3,ổcôngtácchínhphủnămhoạtđộngvớinhiềuthànhcônglớkeo nha ai Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ. Dự và chủ trì tại điểm cầu Bình Dương có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh.
Ông Mai Hùng Dũng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
5 năm qua, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã đáp ứng được kỳ vọng lớn của xã hội về yêu cầu đột phá trong chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính, mọi nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, Tổ công tác được giao 2.504 đề án, đã hoàn thành 2.492 đề án, đạt 99,5%. Tỷ lệ nhiệm vụ quá hạn chỉ còn 1,8%, giảm 23,4% so với thời điểm thành lập Tổ công tác. Cùng với đó, Tổ công tác cũng đã báo cáo kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện hơn 300 nhiệm vụ cụ thể; Tiến hành 104 cuộc kiểm tra với hàng trăm lượt làm việc đối với 80 bộ ngành, cơ quan, địa phương; Tổ chức 16 buổi làm việc với các hiệp hội để lắng nghe phản hồi chính sách, những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mỗi năm, hoạt động của Tổ công tác đều có những thông điệp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Số văn bản quy định chi tiết chậm ban hành giảm đến mức thấp nhất. Đến 13-3-2021, chỉ còn 14 văn bản, so với 58 văn bản nợ vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII và 39 văn bản nợ vào cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.
Tổ công tác đã kịp thời đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, yêu cầu các bộ, cơ quan phải rà soát, sửa đổi, bãi bỏ nhiều quy định tại 87 văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh. Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm, bức xúc, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp chậm được xử lý, giải quyết đã được Tổ công tác phát hiện, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đôn đốc giải quyết kịp thời. Trong đó, nổi bật như xử lý hơn 24 ngàn container phế liệu nhập khẩu tồn đọng; tiêu hủy các lô hàng hải sản tồn kho cho người dân và doanh nghiệp 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển; chống gian lận xuất xứ hàng hóa; vấn đề cấp phép nạo vét, khơi thông luồng lạch có tận thu; việc một mặt hàng có 2 - 3 bộ, đơn vị thuộc bộ quản lý… Đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử được thúc đẩy mạnh mẽ. Việc đưa vào vận hành 4 hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; giúp cắt giảm trên 16.200 tỷ đồng/năm đối với chi phí xã hội.
Cùng với việc thành lập và mang lại hiểu quả tích cựa trong hoạt động của mô hình Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, 22 bộ, 63/63 tỉnh, thành cũng đã thành lập Tổ công tác để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng như nhiệm vụ được lãnh đạo bộ, địa phương giao.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao hoạt động kiểm tra, đôn đốc, làm việc với các bộ, cơ quan, địa phương của Tổ công tác, từ đó đã kịp thời tham mưu có hiệu quả cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành, nhất là đối với công tác hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử”. Nhờ đó, việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương đã có chuyển biến rõ rệt, góp phần đưa kinh tế - xã hội của đất nước phát triển ổn định và đứng trong tốp 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới. Đặc biệt, là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có diễn biến hết sức phức tạp, nước ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh, góp phần đưa GDP năm 2020 tiếp tục tăng trưởng 2,91%.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị trong thời gian tới Tổ Công tác cần duy trì hoạt động tích cực hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, tham mưu tốt hơn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, củng cố niềm tin cho người dân và doanh nghiệp; qua đó góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn nữa, thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
Tiểu My