Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội) vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Văn T.,ườiđànôngHảiPhònggãycổvìnhảyxuốngbểbơicạnnướckhôngbiếac milan chuyển nhượng 55 tuổi ở Hải Phòng bị chấn thương cột sống cổ, gãy đốt sống cổ do nhảy xuống bể bơi cạn nước mà không biết. Đây là trường hợp tai nạn hết sức hy hữu.
Bệnh nhân kể, trong buổi đi bơi với con trai, do không để ý và tiên lượng được mực nước trong bể bơi, anh từ trên bờ nhảy cắm đầu xuống bể và đụng xuống sàn bể. Ngay lập tức, anh thấy đau nhói và hạn chế vận động cột sống cổ.
Bệnh nhân được sơ cứu nẹp cố định cột sống cổ đúng phương pháp tại bệnh viện tuyến dưới trước khi chuyển lên Bệnh viện 108.
Cột sống cổ bệnh nhân được nẹp vít sau tai nạn hy hữu
Tại đây, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ, xác định gãy phức tạp đốt sống C1, cần được phẫu thuật cố định, làm vững cột sống.
BS Trần Quang Dũng, Khoa Ngoại thần kinh cho biết, bệnh nhân được phẫu thuật cố định chẩm - cổ. Cột sống cổ C2, C3, C4 được cố định bằng vít qua cuống cùng với vít xương chẩm, ghép xương phía sau.
Đây là kỹ thuật bắt vít có tác dụng cố định vững chắc nhất về lực. Tuy nhiên kỹ thuật này ít được thực hiện trong chuyên ngành phẫu thuật thần kinh - cột sống do tính chất phức tạp.
Để thực hiện được, yêu cầu phẫu thuật viên cần phải có nhiều kinh nghiệm và có trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định, đi lại và sinh hoạt bình thường.
Bác sĩ khuyến cáo, mọi người dân cần cẩn thận, chú ý trong các hoạt động hàng ngày. Nếu không may xảy ra tai nạn giống anh T., người bệnh cần được sơ cứu đúng cách bằng cố định nẹp cổ, sau đó chuyển đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa, tránh những biến chứng tổn thương tủy sống thứ phát gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tàn phế suốt đời.
Thúy Hạnh
Bé trai rơi từ tầng 12 chung cư Sài Gòn xuống đất bị dập gan, phổi, tràn khí, gãy xương cánh tay, gãy cổ và thân xương đùi hai bên. Tuy nhiên, bé đã thoát chết kì diệu.