Sáng 19/6,ộtrưởngNguyễnMạnhHùngnóivềkhônggianmạnghiệkết quả giao hữu bóng đá nữ quốc tế nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Nguyễn Mạnh Hùngđã đến thăm và chúc mừng Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Đài Tiếng nói Việt Nam, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình quân đội và Thông tấn xã Việt Nam.
Cùng tham dự đoàn có Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long, Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Thị Phương Lựu, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Nguyễn Minh Sơn.
Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Hồng Sâm - Tổng giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cho biết, thành tích nổi bật của cơ quan này trong thời gian vừa qua là thực hiện rất nghiêm nhiệm vụ truyền thông chính sách.
Ông Sâm cho biết, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có bộ phận làm báo cực kỳ chuyên nghiệp trong việc viết các tin, bài liên quan đến hoạt động của Thủ tướng, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các cuộc họp của Chính phủ. “Các bản tin không làm theo khuôn mẫu khô cứng. Với những gì có thể truyền thông được thì Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đều đăng tải”, ông Nguyễn Hồng Sâm chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nên là "cổng mẹ", giống như Thông tấn xã Việt Nam để cung cấp nguồn tin cho các báo. Ngoài đưa tin, Báo điện tử Chính phủ nên chuyển sang báo chí giải pháp, nêu ý kiến chuyên gia và người dân về những vấn đề được xã hội quan tâm.
Bộ trưởng cũng cho biết, không gian mạng hiện nay là mặt trận chính đối với báo chí và nếu bỏ trống trận địa này là thất bại. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức đưa việc sản xuất nội dung đưa lên nền tảng số vào danh mục sự nghiệp công, được Nhà nước trả tiền dựa trên đơn giá định mức.
Trao đổi với lãnh đạo, cán bộ, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn giải đáp một số băn khoăn về việc cấp thẻ nhà báo cho phóng viên công tác tại Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ và cổng thông tin ở các tỉnh thành.
Nên có kênh phát thanh thiết yếu
Tiếp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Đỗ Tiến Sỹ cảm ơn những tình cảm của cá nhân Bộ trưởng cũng như Bộ Thông tin và Truyền thông đối với Đài Tiếng nói Việt Nam.
Với vấn đề cụ thể, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm đến việc xây dựng kênh phát thanh thiết yếu và xây dựng hạ tầng phát thanh số quốc gia.
Đánh giá cao sự đi lên của loại hình báo chí phát thanh thời gian qua, nhất là việc áp dụng công nghệ số, sự trỗi dậy của các chương trình phát thanh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ luôn đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ tối đa Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt trong công tác chuyển đổi số.
“Hiện nay có 7 kênh truyền hình thiết yếu thì cũng nên có kênh phát thanh thiết yếu”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói, đồng thời giao cho đơn vị chuyên môn của Bộ hướng dẫn Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng đề án kênh phát thanh thiết yếu.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đồng thuận với việc xây dựng hạ tầng phát thanh số quốc gia. “Truyền hình Việt Nam đã có VTVgo là nền tảng số trên không gian mạng. Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng nền tảng số như vậy là rất đúng”, Bộ trưởng nói.
Báo chí rất mong chờ Thông tư 05
Chia sẻ với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn - Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội cho biết, cơ quan này và nhiều tờ báo đã “nhận được tin rất mong chờ” Thông tư số 05/2024/TT-BTTTT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực báo chí.
Thiếu tướng Nguyễn Kim Tôn cho biết, các cơ quan báo chí quân đội hiện nay cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số. “Hạ tầng số cơ bản đã hoàn thiện, nhưng chuyển sang sản xuất nội dung số đang được tiếp cận nên có những băn khoăn về kinh nghiệm xử lý vấn đề này và tổ chức bộ máy biên chế như thế nào cho phù hợp”, ông Tôn nói.
Chia sẻ với cán bộ, phóng viên Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Không gian mạng là mặt trận chính, cuộc chiến chính về công tác truyền thông tư tưởng. Nếu Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội không chuyển lên không gian mạng là bỏ trống trận địa”.
Bộ trưởng đề nghị Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội nghiên cứu Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để nắm được “đường hướng“ phát triển. Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông còn có Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số báo chí, có thể hướng dẫn Trung tâm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số.
Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số báo chí phải đi với một doanh nghiệp công nghệ. Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội có thể phối hợp cùng Viettel, giao nhiệm vụ cho Viettel giúp Truyền hình Quân đội chuyển đổi số.
Bộ trưởng cho biết, trước năm 2023, hầu như không có cơ quan nhà nước nào từ Trung ương đến địa phương chi tiền cho truyền thông. Một trong những điểm mới, thuận lợi hiện nay là Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách. Từ năm 2024, các bộ ngành, chính quyền địa phương có khoản chi dành cho công tác truyền thông.
Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tinh thần của Thông tư số 05 là đơn giản hóa thủ tục trình và phê duyệt; định mức được tính "ngang giá thị trường" - tức là chi cho nhân viên bao nhiêu thì được tính bấy nhiêu.
Cần không gian phát triển, cơ chế phù hợp
Chia sẻ với Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, bà Vũ Việt Trang - Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông “đứng về phía quyền lợi của các cơ quan báo chí“ khi xây dựng các chính sách. Qua đó nói lên mong muốn, nguyện vọng của các cơ quan báo chí.
“Báo chí không ỉ lại chuyện 'bố mẹ có tiền' phải nuôi mình, mình không chịu lớn lên, không chịu làm mọi thứ. Nhưng cái cần nhất của báo chí là không gian để có thể phát triển, cần cơ chế, chính sách phù hợp”, bà Trang nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, từ khi làm Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông luôn có quan điểm “quản lý để phát triển và chỉ có phát triển mới có lý do tồn tại“.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nguyên tắc tổ chức là những việc gì đã có quy định thì qua các cơ quan thuộc bộ, ngành. Những việc mới, việc lớn, nhạy cảm thì qua người đứng đầu. Vì người đứng đầu là người duy nhất trong tổ chức có quyền được thay đổi.
Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam “muốn đổi mới vấn đề gì“ thì chia sẻ với người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông.