Tôi đang ở khu động đất
Tháng 1 năm 2006,ânviênHuaweithuậtchuyệnbámtrụtạiNhậtBảnnhữngngàythảmhọbóng da so 66 tôi từ công ty viễn thông NEC và NOKIA nổi tiếng chuyển sang Huawei - một công ty chưa có tiếng tăm - làm kỹ sư phụ trách vô tuyến. Khi các bạn bè người thân biết tôi đã chuyển họ đều cảm thấy tôi đã bị điên.
Lúc đấy, Công ty Huawei Nhật Bản mới thành lập. Tuy Huawei đã chi ra nhiều tiền thuê văn phòng hơn 1.000 mét vuông tại một khu văn phòng đắt nhất Nhật Bản, nhưng người Nhật Bản vẫn chưa biết Huawei đến từ quốc gia nào, làm nghề gì, cho dù là những người làm viễn thông, cũng chỉ hiểu rất ít về công ty Huawei, thậm chí không phát âm chuẩn hai chữ Huawei.
Có nhiều người hỏi vì sao tôi chuyển sang công ty này? Thực ra, chỉ là tôi cảm thấy rất thú vị khi bắt đầu từ con số không. Nếu tôi làm không tốt, tình hình kinh doanh của công ty cũng sẽ không tốt, nhìn từ gốc độ khác, đây cũng là một cơ hội để kiểm tra năng lực của mình. Thế vì sao tôi không nắm bắt cơ hội này?
Đồng hành với khách hàng, có gắng làm tốt công việc
Rất may là chúng tôi gặp được một cơ hội hiếm có. Chính phủ Nhật Bản đưa ra 3 giấy phép vô tuyến, và E-MOBILE một công ty mới, mới có cơ hội tranh thủ được một giấy phép vô tuyến, và hy vọng có một công ty có tinh thần phấn đấu cùng hợp tác. Lúc đấy, E-MOBILE đã chú ý đến công ty Huawei.
Tuy hai công ty đều chịu khó phấn đấu nhưng Huawei mới khởi bước tại thị trường Nhật Bản, E-MOBILE cũng nửa tin nửa ngờ, chất lượng tốt không? Tôi sẽ cùng Huawei sinh sống, nếu Huawei làm không tốt, E-MOBILE cũng sẽ chết theo thôi. Thực ra, lúc đấy chúng tôi đã quyết định, chỉ tập trung làm việc với khách hàng E-MOBILE, và sẽ hết sức cố gắng giúp khách hàng thành công.
Một trong những người sáng lập công ty E-MOBILE là một người Hồng Kông, tiếng Anh rất tốt. Tổng giám đốc Huawei tại Nhật Bản, ông Diêm Lực Đại, với ông ấy giao lưu rất thuận lợi. Cuối tuần, ông ấy chở ông Diêm đi ăn, ông Diêm phân tích thật kỹ cho ông ấy về xu hướng phát triển của thị trường vô tuyến, điểm mấu chốt đối với một nhà mạng mới và giải pháp Huawei, ông Diêm còn giới thiệu trạm thu phát sóng phân tán (distributed base station - DBS) cho ông ấy. Giới thiệu xong, ông ấy rất phấn khởi và nói rằng: “Cái này chính là cái mà mình đang tìm”.
Sau đó, chúng tôi mời khách hàng về Trung Quốc thăm quan trụ sở công ty và khu trải nghiệm. Sau nửa năm hai bên đàm phán hợp đồng, cuối cùng đến tháng 6 năm 2006, chúng tôi ký hợp đồng với E-MOBILE, đánh dấu việc Huawei chính thức tham gia thị trường Nhật Bản.
Mới vào công ty nửa năm, tôi đã phấn đấu được một kết quả tốt, thật là phấn khởi. Tôi nghĩ bây giờ chỉ có E-MOBILE chấp nhận Huawei và cho Huawei cơ hội, thì Huawei phải hết sức cố gắng, làm thật tốt công việc của mình, giúp khách hàng thành công. Trong một tuần tôi có 3 đến 4 ngày ngủ ở công ty, có khi không kịp ăn buổi trưa, còn một lần làm hai đêm ba ngày liên tục và không ngủ, nhưng tất cả mọi người đều đầy lòng hăng hái. Có người nói là người Nhật Bản có tinh thần hợp tác theo nhóm, người Trung Quốc có chủ nghĩa anh hùng cá nhân, nhưng sau khi tiếp xúc, tôi có nhận biết khác: Ý thức hợp tác của người Huawei cũng rất mạnh, mọi người cố gắng tập trung làm tốt một việc. Đối với người Huawei, nếu làm sai việc, phải tự kiểm điểm và tự phê bình trước, điều này khác với các doanh nghiệp Trung Quốc khác và tôi rất tán thưởng.
Chạy hay không không chạy?
Lúc 14:46 ngày 11 tháng 3 năm 2011, ngoài khơi bờ biển khu vực Đông Bắc Nhật Bản xảy ra trận động đất 9 độ richter và tạo ra sóng thần. Lúc đấy tôi đang họp tại Atami cách Tokyo 100 km, và cảm thấy chấn động mạnh. Khi xảy ra động đất, mọi người rất bình tĩnh, khi nhìn thấy trên tivi đang báo cáo tình hình động đất, 15:25 sóng thần đã tới bờ biển Rikuzentakata, 15:26 sóng thần đã tới trung tâm thành phố Rikuzentakata, 15:43 ở thành phố Rikuzentakata chỉ nhìn thấy được mấy toà nhà cao, chỉ một lúc một thành phố đã trở thành một vùng nước mênh mông, đối với tôi, động đất rất bình thường, nhưng những tai nạn đang xảy ra trước mắt nghiêm trọng hơn nhiều so với ngày xưa, đã ngoài dự đoán của mình.
Tôi vội vàng bắt đầu đi từ Atami về nhà, chuyển xe liên tục, khi gần đến nhà, phát hiện có nhiều ngôi nhà đã bị sụp đổ, tình trạng rất nghiêm trọng. Khi tôi về đến nhà, không ai ở nhà, tôi rất lo lắng “đã xảy ra gì? Mọi người đi đâu hết rồi?” tôi vội vàng gọi điện cho vợ, vợ đã nghe điện thoại, nhưng xung quanh rất ồn ào, bảo là vì mất điện mất nước, mọi người sang chỗ xe chuyển nước lấy nước rồi. Đến lúc đấy, tôi mới yên tâm. Không lâu, nhà máy điện hạt nhân số một ở thành phố Fukushima-Ken đã bị nổ, gây ra sự cố rỏ rị hạt nhân. Chất phóng xạ bay trong không khí, Tokyo đã cảnh báo có quá nhiều chất phóng xạ, phóng xạ làm cho mọi người lo lắng. Các công ty cạnh tranh khác đã chuyển sang Osaka, cũng có công ty cạnh tranh thuê máy bay đưa cả người thân bay sang Hồng Kông. Những hành động của công ty cạnh tranh cũng làm cho nhân viên Huawei bắt đầu lo sợ.
Chạy hay không chạy, thực ra, đối với nhân viên bản địa, chúng tôi đã không có nơi khác để trốn chạy. Nhật Bản là nhà của chúng tôi, chúng tôi còn có thể đi đâu nữa? Đội ngũ cán bộ quản lý kiên trì ở lại văn phòng, thu tập các loại thông tin để đảm bảo thông tin thông suốt, để ổn định lòng quân, tổng giám tốc công ty Huawei Nhật Bản Diêm Lực Đại cũng kiên trì ở lại, và vợ con ông ấy cũng ở lại Tokyo một thời gian khá lâu.
Tôi còn nhớ rõ, tối ngày 15 tháng 3, tôi nhận được một email dài viết bằng tiếng Anh của ông Diêm, đó là một email viết rất chân thành gửi cho tất cả mọi nhân viên tại Văn phòng Nhận Bản. Email đã phân tích, đánh giá về tình hình này như thế nào, và nói rằng Huawei chịu trách nghiệm xã hội, chúng tôi nên cùng khách hàng, các rủi ro có thể khống chế được, ở lại không phải là quyết định liều lĩnh, nếu xẩy ra rủi ro khó khống chế, công ty cũng đã chuẩn bị tốt để ứng phó, đủ thời gian để sắp sếp mọi người đi, bất cứ là nhân viên Trung Quốc hay là nhân viên bản địa, chúng tôi đều sẽ đối xử như nhau. Đọc xong email chúng tôi đều rất xúc động, có nhân viên bản địa trả lời “cúi chào” luôn cho ông ấy.